chủng Tăng Thiết giáp, như một nén tâm nhang thắp cho những đồng đội đã
hy sinh và cũng là món quà đối với tất cả những ai yêu mến binh chủng
“Thép” anh hùng.
TẬP 1- CƠN LỐC ĐẦU MÙA
Đã hơn hai năm, kể từ ngày Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền
Bắc, cơ quan Bộ Tư lệnh Thiết giáp sơ tán về sát chân dãy núi Tam Đảo.
Những căn nhà cấp 4 lợp ngói, lợp lá cọ áp lưng vào núi, quay mặt xuống
chân ruộng trũng nằm thấp thoáng sau những tán cây rậm rạp và những
nương sắn, nương ngô của dân. Trên sườn đồi rải rác vài cây cọ già vươn
những tấm lá rộng xòe như nan quạt lên nền trời, thỉnh thoảng lại rung lên
phành phạch khi có cơn gió mạnh thổi qua. Quanh nhà bộ đội đã tranh thủ
vỡ đất trồng được mấy đám rau. Đất mới lại được tưới tắm đầy đủ nên lúc
nào cũng xanh mươn mướt. Nhìn thoáng qua cả khu vực trông không khác
mấy một xóm của người dân địa phương. Hai ngôi nhà dành cho Tư lệnh và
Chính ủy binh chủng cũng không khác gì những ngôi nhà xung quanh.
Cũng mái ngói, tường trát “tooc-xi”, chỉ khá hơn là có trần bằng cót.
Đối với quyền Tư lệnh Đào chuyện ăn ở không có gì quá quan trọng, cốt
sao bảo đảm sức khỏe để làm việc là được. Đồ đạc cá nhân của ông cũng
lèo tèo vài thứ để không hết một ngăn cái tủ đứng hai buồng, chỉ có sách là
nhiều. Sách đầy trên hai giá áp lưng vào bức tường hồi, sách la liệt trên bàn
làm việc, vài cuốn để đầu giường ngủ... Số sách này phần lớn là do ông sưu
tầm, cóp nhặt suốt mấy chục năm qua, đặc biệt là trong các cuộc đi học
nước ngoài và những lần làm việc với chuyên gia bạn. Ngoài ra là sách
mua, sách xin bạn bè, đồng đội và sách mượn từ thư viện. Xuất thân từ một
hương sư trước cách mạng tháng Tám ông hiểu sâu sắc giá trị của những
con chữ, những cuốn sách đối với cuộc đời mỗi con người. Sau này ông lại
càng tâm đắc với câu nói của Lê- nin: “Không có sách thì không có tri thức,
không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Vì vậy khi có điều kiện