chỉ khoảng một đến hai đại đội là cùng. Mặt khác đây mới chỉ là lần đầu
tiên ra quân để rút kinh nghiệm cho tương lai nên chúng tôi nghĩ rằng
không nên “tham lam” quá. Ngoài ra trong điều kiện địch có các phương
tiện trinh sát rất hiện đại, việc giữ bí mật cho xe tăng chắc sẽ gặp nhiều khó
khăn, nếu vào càng nhiều thì khả năng bảo toàn lực lượng càng khó. Vì vậy
chúng tôi chọn phương án vừa đủ, tức là hai đại đội.
Đầu vẫn gật gật theo dõi từng lời của ông Đào, chợt cục trưởng tác chiến
bật ra một câu hỏi chẳng ăn nhập gì với nội dung làm việc:
- Này! Các ông cho tôi hỏi: khi xe tăng trúng đạn thì người trong xe cũng...
đi hết à?.
Ông Đào hơi giật mình vì câu hỏi của vị khách. Quả thật hiểu biết của cán
bộ chiến sĩ ta nói chung về xe tăng, kể cả các đồng chí cán bộ cấp cao còn
rất nhiều hạn chế. Chả trách gì việc sử dụng cứ dậm chân tại chỗ bao năm
nay. Nhưng cũng phải thông cảm cho các đồng chí ấy, bận bịu bao nhiêu
công việc, mặt khác đã được chứng kiến xe tăng tác chiến thế nào đâu. Vì
vậy ông Đào hơi mỉm cười:
- Thì cũng giống như bộ binh các anh vẫn hay nói: “bắn chưa chắc đã trúng,
mà trúng chưa chắc đã chết”. Xe tăng cũng vậy, có chỗ hiểm, có chỗ không
hiểm. Nếu đạn trúng vào chỗ không nguy hiểm như băng xích, buồng máy
v.v... thì có thể gây hỏng xe thôi, người không việc gì. Nhưng nếu đạn trúng
vào tổ dầu, vào giá đạn gây nổ đạn, cháy xe thì cũng có trường hợp không
kịp thoát ra ngoài.
Cục trưởng tác chiến lại gật gù:
- Còn vấn đề này nữa! Sao chỉ có hai đại đội đi chiến đấu mà đội hình của
các ông đồ sộ đến thế này?.
Quyền tư lệnh Đào vẫn điềm đạm:
- Báo cáo các anh! Để bảo đảm cho một phân đội xe tăng đi chiến đấu nói
chung là không đơn giản. Một chiếc xe tăng đi là kéo theo hàng loạt lực