Hơn nữa, chúng ta đang tự lừa dối khi nghĩ rằng, nói như một nhà bình
luận. "chúng ta phải học cách nhìn người khác chết một cách bình tĩnh" mà
không phải chịu hậu quả. Hỗn loạn sẽ lại tạo ra hỗn loạn; thái độ nhẫn tâm
có xu hướng ngày càng lan rộng trong chúng ta. Và nếu lương tâm chưa đủ
kêu gọi chúng ta hành động với vai trò kiềm chế xung đột thì phải có lý do
giải thích tại sao Mỹ và các đồng minh cần quan tâm đến những đất nước
yếu kém, không thể quản lý nổi lãnh thổ của mình, không thể chống được
bệnh dịch, dầy nội chiến và bạo lực. Chính do nhà nước không có luật pháp
mà Taliban chiếm được Afghanistan. Chính Sudan, với nạn diệt chủng đang
từ từ diễn ra, là nơi bin Laden đã đặt căn cứ trong nhiều năm. Chính trong
cảnh cùng khổ ở một vùng đất vô danh nào đó, virus giết chóc mới sẽ xuất
hiện.
Tất nhiên, dù là châu Phi hay ở nơi nào khác, chúng ta không thể kỳ lọng
giải quyết được những vấn nạn đó một mình. Vì thế, chúng ta nên dành
nhiều thời gian và tiền bạc hơn để nâng cao năng lực cho các tổ chức quốc
tế để họ hỗ trợ chúng ta một phần công việc. Nhưng chúng ta lại đang làm
ngược lại. Trong nhiều năm, phe bảo thủ ở Mỹ đã lợi dụng cơ hội chính trị
trong nhiều vấn đề ở Liên hợp quốc: thói đạo đức giả của các nghị quyết
chọn ra Israel để trừng phạt, vụ lựa chọn kiểu Kafka
[266]
những nước như
Zimbabwe và Libya vào ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc và gần đây nhất
là vụ hối lộ trong chương trình đổi dầu lấy lương thực.
Những lời phê phán đó rất đúng. Trong khi có những tổ chức thuộc Liên
hợp quốc như UNICEF đang hoạt động rất hiệu quả thì nhiều tổ chức khác
có vẻ không làm được gì khác ngoài tổ chức hội thảo, viết báo cáo và các
nhân viên kém hiệu quả chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng những thất
bại đó không phải là lý do để chúng ta giảm can thiệp vào các tổ chức quốc
tế cũng như theo chủ nghĩa hành động đơn phương. Lực lượng gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc càng hoạt động hiệu quả ở những cuộc nội chiến và
xung đột sắc tộc, chúng ta càng ít phải đóng vai trò kiểm soát trật tự thế giới
ở những vùng cần ổn định. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)