Khô mắm bây giờ chúng chà vụn tơi như cám rồi lọc lấy xương cho tù
ăn còn thịt thì đổ đi. Họa hoằn lắm mới cho ăn thịt, tức là quẳng vào cả một
khúc xương ống hoặc một tảng xương hông, không chặt pha gì cả, cứ mặc
cho tù ngồi ngắm. Trước đây, ăn cháo, muối để riêng nay chúng đổ ụp muối
vào lẫn với cháo. Anh em phải bưng khạp cháo chạy thật nhanh về khám,
hớt vội muối vào miếng giẻ, vắt cho kiệt để muối khô còn cất đi làm thuốc,
khi nào bị đánh đau mới đem ra nhấm hay xoa bóp.
Bệnh tật lại phát ra, lại hoành hành. Lại những chứng bệnh như hồi
năm 1957. Nhưng bây giờ nguy hiểm hơn vì sức đã kiệt, anh em chết hàng
loạt. Có những cái chết rất thương tâm.
Anh Nguyễn Văn Cương cùng với em, anh Nữ, người Bến Tre bị giam
chung một khám. Một hôm anh gọi em đến nói:
- Gia đình ta đã góp xương máu cho cách mạng ở đây. Ngày trước anh
Hai đã chết ở đảo rồi, nay đến lượt tôi, chú ạ! Chú nếu còn sống thì gắng
đứng vững. Vì cách mạng, vì gia đình, gắng đứng vững mà trả thù...
Anh Cương nói xong thì mất. Anh Nữ kiên quyết chống "ly khai",
cuối cùng cũng đã hy sinh. Cả ba anh em anh Cương đều chết vì cách mạng
ở Côn Đảo.
Anh Nguyễn Văn Lưu (Bến Tre), bần nông bị kiết lỵ rất nặng. Anh em
đấu tranh đòi địch chữa cho anh. Địch tới, hút thuốc vào ống tiêm xong, hỏi
anh: "Ly khai" thì chích, bằng lòng không?". Anh Lưu chửi chúng: "Đồ
man rợ, tưởng tao thèm sống nhục à, tao không "ly khai"!". Địch cười nhạt
xịt thuốc vào bãi máu mũi cạnh người anh, đi ra. Ba ngày sau anh Lưu chết.
Không thể ngồi chờ chết được. Phải đấu tranh tìm lấy đường sống.
Lúc mới dọn lao, anh em đã nghĩ đến chuyện tuyệt thực, bây giờ chỉ
cần bàn cách tiến hành cụ thể. Chuẩn bị một cuộc tuyệt thực toàn khám,
toàn lao rất công phu. Sau những ngày vừa qua, anh em đều nhận thấy phải