Tháng 10-1958, tôi dời hẳn P42.
Sáng ấy, chúng vào gọi tôi ra, dặn mang theo hết quần áo. Đi đâu? Tôi
lập tức đặt câu hỏi.
Ngoài sân, tù đã ngồi kín cả. Mấy chiếc cam nhông nhỏ rì rì nổ máy.
"Đi Gia Định rồi!". Óc tôi thoáng nghĩ. Đây toàn xe cam nhông nhỏ, không
phải loại xe du lịch hay gíp của P42. Số xe VN. tức là số xe các cơ quan ở
cấp "trung ương" như P42, nhưng mãi bây giờ, tám giờ sáng, xe mới tới
đón. Như vậy, không thể đi xa,
chỉ loanh quanh Sài Gòn và có nhiều khả năng là Gia Định. Quả
nhiên, sau khi chúng tạt Pê Ét Ơ (1)làm số phui (2)xong, chúng tôi bị đưa
về nhà lao Gia Định. Nơi này, biển ngoài cửa đề Tỉnh đoàn bảo an, trong là
nhà lao. Vào cổng rồi đi hun hút một đoạn đường hẻm dài và chui qua bốn
tấm cửa sắt mới tới chỗ nhốt tù.
-----
(1) Pê Ét Ơ: nói theo tiếng Pháp, ba chữ P.S.E. nghĩa là Ty đặc cảnh
miền Đông (Police spéciale de l'Est).
(2) Làm số tù, gồm các việc ghi tên tuổi, quê quán, v.v...
Đưa tù đi khỏi P42, địch sửa lại nó thành một sào huyệt giết người
hiện đại nhất. Sau lần cửa này, P42 có hầm a xít, chỉ việc ẩy người xuống là
phi tang, có đường ngầm thông ra chuồng cọp Sở thú, chỉ cần tống người
xuống rồi thả cọp đói vào, cho người và cọp gặp nhau là gọn chuyện. Xà
lim xây dưới mặt đất hết, tù như ở
âm phủ.
Trưa hôm đầu tiên đến Gia Định, chúng tôi ngồi ăn cơm ở sân cứ lê
vào gần cửa các phòng giam. Mấy anh đứng trong song sắt, nhân lúc bọn