Lao 2 sát lao 1 có 13 khám, 14 xà lim, một bếp và hai nhà của bọn tù
gian ở và làm việc.
Lao 3 cách lao 1, lao 2 độ một kilômét, có 8 khám, một bếp.
Lao 4 gồm 10 khám và một bếp, cách lao 3 chừng ba trăm mét.
Giữa lao 3 và lao 4 là hai dãy chuồng cọp, mỗi dãy 60 cái.
Ngoài 4 lao chính này còn có 3 "chi nhánh" lao: Quan Trung, Đầm và
Cỏ Ống. Ba "chi nhánh" này chuyên nhốt tù ra làm khổ sai ở các nơi đó.
Nhà toàn bằng gỗ, lá.
Nhưng chưa đủ, năm 1964, khi chúng tôi dời Côn Đảo, địch đã xây
xong lao 5, lao 6, và đang xây dở dang lao 7, lao 8. Chúng còn dự định xây
thêm nhiều lao nữa. Và cố nhiên lúc này thì tù ở Côn Đảo đã lên tới con số
vạn.
Ở mỗi lao, có hai tên trưởng lao, một thằng thượng sĩ bảo an để đề
phòng tù phá lao vượt ngục, một thằng công an phụ trách phần "an ninh",
giữ gìn các thứ luật lệ, nội quy của chúng đặt ra. Dưới hai thằng trưởng lao
có một số lính, một số cảnh sát, công an và trật tự viên giúp chúng đàn áp
tù. Ngoài ra, còn bọn cán bộ cải huấn làm công tác chính trị và chiến tranh
tâm lý. Địch đã lập hẳn ở đảo một "ban chỉ đạo chính trị" do thằng Phạm
Sáu, trưởng ty ngân khố và bí thư chi bộ đảng Cần lao nhân vị, làm trưởng
ban. Địch biến Côn Đảo thành một "nhà tù không song sắt", địch đã đặt
Côn Đảo thành tỉnh Côn Sơn. Và cái tỉnh tù này cũng đủ các thứ ty: Ty
công an, Ty hiến binh, Ty công chính, Ty thông tin tuyên truyền, Ty kiến
thiết v.v... Công việc chuyên môn là đánh tù, đàn áp tù. Sổ sách, giấy tờ rặt
lý lịch tù cùng một số tài liệu của Mỹ dạy cách tra tấn, hỏi cung, mua
chuộc.
Côn Đảo có một nhà thờ Thiên chúa giáo và một ngôi chùa Khơ me,
một ngôi chùa Phật. Sư tuyển trong tù ra, sáng đến chùa thắp hương gõ mõ,