BẮT SÓNG CẢM XÚC - Trang 13

Sau này, Sancier kể với chúng tôi: “Hắn là thành viên của một nhóm tội phạm và hắn

muốn chơi trội để chứng tỏ mình với đồng đảng. Chắc bạn đã nghe nói đến trường hợp
bọn tội phạm tự tử bằng cách gây chú ý với cảnh sát và khiến họ buộc phải nổ súng chứ?
Jones cũng thế - hắn đang có ý định mượn tay chúng tôi để có ‘cái chết vinh quang’
theo kiểu đó”.

Dù Sancier có kỹ năng thương thuyết tài tình và khả năng bắn súng rất cừ, nhưng

cách tốt nhất để giải quyết sự việc mà không làm hại đến con tin và cả Jones chính là
thuyết phục hắn đầu hàng. Mà để làm được như vậy, Sancier phải nhanh chóng thiết
lập một sợi dây gắn kết với Jones.

Sancier đến nơi xảy ra vụ bắt cóc với một cẩm nang đặc biệt mang tính mô phỏng, bao

gồm nhiều cách tiếp cận tội phạm để xây dựng mối quan hệ - anh luôn sử dụng một
trong số đó trong lúc làm việc. Đối với Sancier, tiếp cận và gắn kết quan hệ với những
kẻ tội phạm trong những tình huống tương tự là một nghệ thuật. Anh sử dụng tính cách
gần gũi, thân tình và cởi mở vốn có của mình để tiếp cận tội phạm. Nhưng anh vẫn nhờ
đến yếu tố khoa học.

������

✦✦✦

Một nghiên cứu gần đây xác nhận rằng phương pháp tâm lý nhẹ nhàng nhưng quyết

đoán có thể gây thiện cảm với đối phương ngay khi vừa gặp. Ngay cả những cử chỉ, điệu bộ
hay hành động tưởng chừng đơn giản cũng tạo nên nhiều khác biệt.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu mời nhóm đối tượng tham gia vào một căn

phòng và giới thiệu họ với một người mà họ chưa từng gặp mặt. Mỗi cặp sẽ nhận được một
tình huống khó xử, ví dụ: “Bạn sẽ làm gì nếu nhìn thấy người yêu đang hôn say đắm
một người khác?” hoặc “Bạn sẽ làm gì nếu nhìn thấy anh chị của bạn lấy cắp những vật
đáng giá?”. Cả hai phải tranh luận và tìm cách giải quyết những tình huống không có lời
giải đáp cụ thể này.

Những người tham gia không biết người bạn đồng hành của mình là trợ lý của các nhà

nghiên cứu với trách nhiệm khơi gợi đối phương để ghi nhận những biến đổi tâm lý. Với
một nửa nhóm đối tượng, các trợ lý chỉ đơn thuần hòa mình vào không khí thảo luận và
dẫn dắt họ vào các phạm trù đạo đức. Nhưng với một nửa còn lại, các trợ lý cố ý chạm tay
vào đối phương ba lần trong suốt cuộc trò chuyện kéo dài năm phút - một lần vào vai,
hai lần vào khuỷu tay – rồi ghi nhận những biến đổi tâm lý của đối phương thông qua
sự tiếp xúc cá nhân đó. Do say sưa bàn luận nên những người tham gia hầu như không
để ý đến những cử chỉ này, hoặc chỉ phản ứng bằng cái nhìn thoáng qua.

Tuy nhiên, những va chạm cơ thể tưởng chừng như vô tình đó lại có sức tác động lớn

không ngờ: những người “được chạm” trong suốt cuộc trò chuyện cảm thấy gắn kết với
người đối thoại hơn những người “không được chạm”. Họ nói có cảm giác “cuốn hút,
thân tình, gần gũi, tin cậy, thoải mái và đồng cảm” với người bạn của mình hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.