rằng việc này thật lạ lùng. Số khác nhận định sự trùng hợp này ngẫu
nhiên đến khó tin.
Hai tháng sau, họ quyết định gặp mặt. Ngay lập tức, cả hai đã thấy
quý mến nhau.
Kelly (nữ) thổ lộ: “Chúng tôi đều là những người xem trọng gia đình,
yêu thích thiên nhiên, năng động, thích nấu ăn và không thích phim
kinh dị”.
Chuyện tình kết thúc có hậu và trở thành tin nóng sốt. Hãng NBS
dựng phim “Câu chuyện về hai người tên Kelly”, còn tờ Daily Telegraph
của Anh chạy dòng tít “Kelly Hildebrandt kết hôn cùng Kelly
Hildebrandt”.
Câu chuyện tuy khó tin nhưng có thật này đã minh chứng cho sức
mạnh của chất xúc tác thứ tư: sự tương đồng.
���������
✦✦✦
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy làm quen với giáo sư Donn Byrne. Ông
đã trưởng thành vào thời gian trước khi máy tính, mạng Internet và trang
xã hội Facebook ra đời. Cha ông là một lái buôn vải sợi đi khắp đó đây
nên gia đình ông phải chuyển chỗ ở liên tục. “Khi tôi lên lớp chín thì tôi
cũng đã chuyển trường đến lần thứ chín”, ông nhớ lại.
Và mỗi lần chuyển đến một thành phố khác, Donn lại phải làm
quen với những người bạn mới. Cứ như vậy, ông nhận ra mình ở trong
tình huống “không biết rõ ai và cũng không ai biết rõ mình”. Tuy
không quan tâm nhiều đến việc này, nhưng ông luôn tự hỏi: “Khi ở
giữa những người xa lạ, làm sao người ta biết mình thích ai và không
thích ai?”. Câu hỏi đó cứ theo ông mãi đến ngày tốt nghiệp. Ông cũng
thắc mắc về vai trò của những nét tương đồng giữa hai con người
trong một mối quan hệ bền vững.