nhóm B là những câu phủ nhận các câu trả lời trên; nhóm C đồng tình
với các vấn đề quan trọng (tôn giáo, các giá trị đạo đức) nhưng phủ
nhận các yếu tố cá nhân hóa (sở thích, thói quen, thị hiếu âm nhạc);
và nhóm D đồng tình về thị hiếu, nhưng phủ nhận các vấn đề quan
trọng.
Byrne yêu cầu nhóm sinh viên đánh giá mức độ tương hợp với người
bạn đã tham gia bài khảo sát trên dựa vào các câu trả lời. Và kết quả
không nằm ngoài dự đoán, các sinh viên nhận được các câu trả lời thuộc
nhóm A tỏ ra có thiện cảm với người tham gia hơn những sinh viên nhận
được các câu trả lời thuộc nhóm D.
Cuộc khảo sát đã tiết lộ hai khám phá quan trọng. Thứ nhất, các
sinh viên nhận được bảng trả lời tán thành hoàn toàn (tất cả câu trả lời
đều trùng khớp với ý kiến của họ) cho người bạn đã làm khảo sát 13/14
điểm, còn các sinh viên nhận được bảng câu trả lời đối lập chỉ cho
4,41/14 điểm.
Còn các sinh viên nhận được câu trả lời thuộc nhóm B và C thì sao?
Phần lớn chúng ta sẽ cho rằng việc chung quan điểm về các vấn đề
quan trọng sẽ tác động mạnh. Chẳng hạn, bạn sẽ cảm mến những ai có
cùng tín ngưỡng và quan điểm chính trị, và sẽ dễ kết thân với họ hơn so
với những người chỉ có cùng sở thích âm nhạc hay phim ảnh.
Tuy nhiên, dữ liệu phân tích đã chứng minh điều ngược lại. Dường
như vấn đề không nằm ở việc các đối tượng có cùng quan điểm về
lĩnh vực nào, mà là họ “giống nhau” đến đâu. Điều này nghĩa là
không quan trọng họ tìm thấy điểm chung ở vấn đề nào, mà quan
trọng là mức độ tương đồng của họ về một vấn đề nhất định.
Với đôi bạn mang tên Kelly, việc trùng tên đã giúp họ đến gần nhau
hơn. Nhưng nếu họ có cùng ngày sinh hay chỉ đơn giản là thích đọc
cùng một quyển sách thì hiệu ứng bắt sóng cảm xúc cũng sẽ xảy ra
tương tự.