BẮT SÓNG CẢM XÚC - Trang 61

Hai nhà tâm lý học Clara Michelle Cheng và Tanya Chartrand ở Đại học Ohio

quyết định nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Họ mời một nhóm sinh viên
lớp nhập môn tâm lý học tham gia vào một cuộc khảo sát để tìm hiểu phản ứng
của mỗi cá nhân trước những bức ảnh khác nhau. Sau khi mỗi sinh viên vào
phòng sẽ có thêm một người nữa bước vào. Các nhà nghiên cứu sẽ thông báo với
1/3 số sinh viên rằng người tham gia với họ là học sinh trung học; với 1/3 khác
là nghiên cứu sinh; và 1/3 còn lại là bạn cùng khóa. Thật ra, đó là một thành viên
nhóm nghiên cứu và cô gái này sẽ thực hiện theo một kịch bản có sẵn: lặp lại liên
tục một số từ trong mỗi tình huống diễn ra. Kịch bản đặt ra cho cô những câu
cần nói và những việc cần làm.

Ví dụ khi cả hai – đối tượng khảo sát và thành viên nhóm nghiên cứu – cùng

nhìn và nhận xét các bức ảnh trên tạp chí, cô gái sẽ bắt chéo chân và khẽ lắc
bàn chân – một phản ứng thể hiện sự căng thẳng thường thấy khi chúng ta bắt
gặp một tình huống lạ. Cheng và Chartrand muốn biết liệu các sinh viên tham
gia khảo sát có bắt chước hành vi đó không.

Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đều không lưu tâm và không thay đổi

hành vi trước cử chỉ của người khác. Trung bình, thời gian lắc chân của họ chỉ
chiếm 1- 2% thời gian khảo sát, dù họ biết rằng đối phương là bạn học cùng
khối, anh chị sinh viên đã ra trường hay là một học sinh trung học.

Trái lại, phản ứng của những người có khả năng tự điều chỉnh cao không rõ

ràng và đơn giản như vậy. Khi họ biết người cùng tham gia khảo sát là học sinh
trung học hay nghiên cứu sinh, tỷ lệ thời gian lắc chân của họ tương đương mọi
người. Nhưng nếu họ biết đó là bạn cùng khóa, tỷ lệ này cao hơn gấp mười
lần.

Cheng và Chartrand giải thích: “Cơ hội gặp lại người bạn cùng khóa là rất

cao, trong khi với em học sinh trung học hay chị nghiên cứu sinh, cơ hội này
dường như rất hiếm”. Họ bắt chước hành vi mà không nhận biết điều đó.
Nhưng xét trên khía cạnh trực giác, họ đã vô thức chú ý đến tín hiệu tương tác
nhằm mục tiêu thiết lập mối quan hệ. Nói cách khác, họ vô thức mô phỏng
hành vi của những người bạn đồng trang lứa.

Như vậy, hành động và hành vi của những người có khả năng tự điều chỉnh

cao không phải do cố ý, mà do bản năng nhận biết hoàn cảnh môi trường để
tạo ra các mối gắn kết xã hội. Nhưng hành động và cử chỉ của họ không nằm
trong một kịch bản định sẵn. Họ bị hút vào những mối gắn kết xã hội và có xu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.