BÁT TRẬN ĐỒ - Trang 15

Đoài, chính Bắc có Huyền Võ Xà nằm ở cung Khảm, và chính Nam có
Châu Tước nằm ở cung Ly của Bát Quái.
Bát Quái là từ trong Kinh Dịch mà ra. Kinh Dịch phát sinh từ thời vua cổ
đại Phục Hi, Trung Quốc. Kinh Dịch mang đầy tư tưởng vũ trụ quan và
nhân sinh quan trong ngàn năm qua, chẳng hạn như:

Vô cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái

Mọi vật đều có âm dương, tương hổ, tương khắc lẫn nhau. Ấy là môi
trường hệ sinh thái “ecosystem” mà ngày nay chúng ta thường nghe thấy từ
các nhà chuyên gia môi trường đề cập đến. Ví dụ như có sâu bọ thì ắt phải
có chim chóc, có rong rêu thì ắt phải có cá nhỏ, có cá nhỏ thì ắt phải có cá
to, để tạo nên sự căn bằng trong môi trường sinh thái.

Đơn giản mà nói, thì theo Kinh Dịch vạn vật phải cân bằng, điều hòa, ngay
cả trong cơn thể của con người. Mất sự cân bằng của tạo hóa thì vạn vật
phải đảo điên, như gió lốc, địa chấn. Mất sự cân bằng trong cơ thể con
người là mầm móng của các bệnh tật.

Nếu ta tính theo toán học thì nó là 2^n (2 to the power of n), có nghĩa là “n”
trong bát quái sẽ là 3, nghĩa là 2 x 2 x 2 = 8. Muốn vẽ một hình bát quái
cũng thật dễ dàng, lấy dương=0 (-) và lấy âm=1 (- -). Thì ta có thể vẽ hình
bát quái mà không cần một trí nhớ chi tiết của sơ đồ bát quái một cách dễ
dàng, và toàn hảo. Thí dụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.