BÁT TRẬN ĐỒ - Trang 13

Theo như tác giả La Quán Trung – Tam Quốc Chí, thì Lục Tốn không may
mắn bước vào cửa Tử của Bát quái trận nên không thoát ra được tử vong.
Nhưng may mắn thay lại được nhạc phụ của Gia Cát Lượng, Huỳnh Trình
Nhan dẫn dắt ra khỏi được trận hình nầy.

Theo tôi có lẽ tác giả cố ý thần kỳ hoá Khổng Minh về Bát Trận đồ để cho
câu chuyện thu hút, và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận sự
tài cán, đa mưu và trí lược của Cát Lượng với sự tỉ mỉ, quan sát, và sự phối
hợp của thiên nhiên, và thời điểm.

Cát Lượng không những là một nhà thiên văn địa lý, chiến lược gia, chính
trị gia mà ta phải xem ông ta là một nhà đại Tâm Lý, chuyên gia về “tâm lý
sợ hãi” (psychoanalysis) của con người. So với nhà phân tâm học Sigmund
Freud cận đại, Mr. Freud ắt phải bái Cát Lượng làm sư.
“Giang lưu thạch bất chuyển”
Ý nói khi trời trở Đông, nước sông Trường giang hạ xuống cho dầu vạn vật
thay đổi thì ta vẫn còn thấy những 64 tảng đá của bát trận đồ mà ngày xưa
Cát Lượng đã dùng để đẩy lui trăm vạn tinh binh của quân Ngô mà không
cần một tên chốt. Chữ “thạch” kết liền với Khổng Minh nơi đây với một
tằm sâu sắc của Đỗ Phủ để chỉ tấm lòng trung trinh, tiết liệt của Khổng
Ming đối với Lưu Bị như bàn thạch không lay chuyển.
“Di hận thất thôn Ngô”
Ý chỉ Lưu Bị vì trả thù riêng mà quên đi sách lược “liên Ngô, phạt Ngụy”
của Khổng Minh, đưa đến sự thảm bại chinh phạt Đông Ngô.

D. Bát Trận Đồ Cấu Trúc
Bát Trận đồ gồm tám trận: Thiên, Địa, Phong, Vân, Long, Hổ, Điểu, Xà,
cộng với Trung Quân tạo thành chín đại trận tuyến, và 64 (2^6) trận nhỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

    error code: 525
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.