những tảng đá vô tri giác. Giá như lúc ấy Lục Tốn có ống viễn vọng kính
thì sẽ rõ ràng hơn mà không ngần ngại cho quân tiến vào thì chắc có cơ hội
để bắt sống Lưu Bị mà lập nên công lớn.
Cho đến chiều tối Lục Tốn cho quân tiến vào. Thường các binh gia nghĩ
rằng tấn công vào đêm ít nhiều cũng khó bị phát hiện hơn. Cát Lượng rõ
điều này hơn ai hết. Đây là tâm lý của các binh gia. Cát Lượng càng hiểu rõ
khi càng về chiều sông Trường giang lại càng lên cao, nhất là vào mùa hè
nóng bỏng da người, sóng càng vỗ mạnh tạo những sương mù, gió lại càng
thổi to tạo nên những âm thanh quái dị bởi những đường hầm gió (wind
tunnel) của những triền núi lân cận.
Sóng to, gió lớn là một hiện tượng cân bằng sức hấp dẫn (gravity effect)
của địa cầu và nguyệt cầu. Âm thanh lại càng quái dị (sound effect) hơn khi
sóng, gió, cát bụi lại phải vượt qua những tảng đá bát trận đồ nầy. Tựa như
có cả trăm binh vạn mã. Sương mù (do nước tạt lên những tảng đá), cùng
với cát bụi do những trận gió to đưa vào, phải làm cho Lục Tốn không còn
phương hướng. Nếu như, Lục Tốn vào lúc ban ngày hay trưa thì hiện tượng
nầy chắc không có lẽ xảy ra , và sẽ dễ dàng thoát ra nếu có kim chỉ nam.
Còn sự huyền bí của bát quái thì tôi không giải thích được. Cũng như
không ai có thể giải thích được Kim Tự Tháp ở Ai Cập, ngoài trừ những
giả thiết không chắc chắn. Dầu sao, nếu có cơ hội được đi vào bát quái trận
thì tôi cũng phải thử xem một lần cho biết, để xem sự thiên biến vạn hóa
của bát quái trận nhưng thể nào, nhưng đừng quên mang theo GPS (global
position satellite), kim chỉ nam trong trường hợp GPS mất sóng của vệ tinh
nhân tạo, và cây đèn bin….