thể tham hiểu, và dễ dàng phân tích về Bát Trận đồ của Khổng Minh ở
phần sau nầy.
C. Bát Trận Đồ - Giảng Dịch và Bối Cảnh Lịch Sử
Đỗ Phủ du ngoạn đến nơi Ngư Phục Bô, sông Mai Khê, nay thuộc huyện
Phong Tiết, thành phố Trùng Khánh, hoài cảm cổ nhân nên phát họa bài thơ
“Bát Trận Đồ.” Thơ thuộc dạng ngũ ngôn, hay năm chữ. Mở đầu bằng sự
cảm phục của ông đối với Gia Cát Lượng, Khổng Minh
“Công cái tam phân quốc”
tạm dịch:
“Công cái thế định nên Tam quốc”
Ý chỉ Gia Cát Lượng phù trợ Lưu Bị, nước Thục để tạo thành ba nước cục
diện - Ngụy, Thục và Ngô. “Công cái” có nghĩa là “công lao cái thế” tài cán
vô song, trong đương thời không có ai sánh bằng. Ông là một vị khai quốc
công thần của nhà Thục.
Tiếp đến Đỗ Phủ lại diễn tả sự tài ba đảm lược của Gia Cát Lượng
“Danh thành Bát Trận Đồ”
tạm dịch:
“Bát Trận Đồ Cát Lượng lừng danh”
cùng với Bát Trận đồ có sức đẩy lui mười vạn tinh binh của Ngô quân Đô
đốc Lục Tốn (tự Lục Bá Ngôn.) Nơi đây Đổ Phủ dùng chữ “Tam phân
quốc” đối với “Bát Trận Đồ” là một tuyệt xảo đối chữ làm thơ của Đỗ Phủ.
Tôi cũng muốn thêm vài dòng lịch sử của “Bát Trận Đồ” tại sao có được,
và ở trong trường hợp nào.
Sau khi Quan Vân Trường trúng kế của Lục Tốn đánh mất Kinh Châu, vội
vã lui quân về Mạch thành lại bị hai tướng thái thú phản đồ, Lộc Phương và
Phó Sĩ Nhân, đóng cửa thành nên tiếp tục lui quân từ Ninh Hạ về Giang