Trường giang tam hiệp không những là nơi địa linh nhân kiệt, tranh hùng
tranh bá, còn là chứng nhân của trận chiến vô tiền khoáng hậu như Bát trận
đồ, Xích Bích, rồi đến ngoại xâm cận đại - Đế quốc Nhật Bản (Trùng
Khánh và Nam Kinh.)
Trường giang tam hiệp còn là một nơi “bồng lai tiên cảnh” “thiên ngoại
hữu thiên”, và là một nơi lý tưởng cho các thi sĩ. Nơi đây đôi khi ta vẫn còn
thấy được những bài thơ bất hủ của những nhà đại thi sĩ, văn hào vẫn còn
ghi lại trên bia đá với dòng chữ viết cổ Trung Quốc như Lý Bạch, Từ Thức,
Đỗ Mục, Bạch Cư Dị ....
Trường giang tam hiệp kết hợp bởi Cù Đường hiệp, Vu hiệp (bởi núi Vu
Sơn), và Tây Lăng hiệp. “Hiệp” là gì? “Hiệp” theo chữ Hán có nghĩa là cái
hẽm, đèo, hay cái khe nhỏ cách đôi bởi hai, hay nhiều ngọn núi. “Tam
hiệp” nầy tạo bởi những vách núi cao ngàn mét, với những ngọn đèo cao
hiểm trở, trùng trùng điệp điệp, sừng sững giữa trời, cộng vào nước sông
Trường giang cuồn cuộn đổ vào, khiến cho dòng sông càng chảy mạnh hơn.
Cái khe nhỏ nhất thì không dài qúa hơn 100 m thì lại nằm ở Cù Đường
hiệp, do đó tốc độ nước đổ nơi đây cực mạnh. Sông Mai Khê nằm ở giữa
hai thị trấn Phong Tiết và Bạch Đế thành, và liền với Cù Đường hiệp. Mùa
hè nước có thể dâng cao hơn trăm thước và tạo nên những cơn sóng lớn,
với những cơn gió lốc thổi vào những con đường hầm quanh co, khúc khỷu
của những triền núi cao hiểm trở.
Tôi cố ý đưa đọc giả vào sự thiên nhiên, và bối cảnh địa lý để chúng ta có