…..”
- Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác Đặng Trần Côn
dịch giả từ Hán sang Nôm: không rõ nguồn (3)
Nói tóm lại, thơ Đỗ Phủ ghi lại những giai đoạn lịch sử, và diễn tả trung
thực của xã hội trong thời suy thoái, loạn lạc của Đại Đường, phản ảnh và
châm biếm sự trụy lạc của triều đình. Vì thơ ông mang những dòng sự kiện
của lịch sử triều đại nên người đời xưng thơ ông là “Thi Sử” và ông là “Thi
Thánh”. Chúng ta cũng không nên quên rằng Lý Bạch, người đời cho ông
là “Thi Tiên”, là bạn tâm giao của Đỗ Phủ tuy rằng họ cách nhau trên dưới
12 tuổi. Đôi khi chúng ta cũng thường nghe “đại Lý Đỗ”, ý chỉ Lý Bạch và
Đỗ Phủ. Còn “ tiểu Lý Đỗ” ý chỉ Lý Thương Ẩn và Đỗ Mục (Hậu Đường.)
B. Bát Trận Đồ - Bối Cảnh Thiên Nhiên và Địa Lý
Bài thơ được viết khi Đỗ Phủ đến sông Mai Khê nơi giáp với dòng sông
chính Trường giang, còn được gọi là sông Dương Tử.
Sông Trường giang dài 6403 km, là dòng sông lớn hàng thứ ba trên thế giới
cùng với lượng nước. Thường ta gọi sông Dương Tử là để chỉ sông Trường
giang ở mạn Nam Trung Quốc như các tỉnh Chiết Giang, Tô Châu. Sông
Trường giang phát nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, chạy dọc về phía
Nam, tỉnh Tứ Xuyên (nơi động đất 5/12/2008), Tây Tạng, Vân Nam, rồi trở
ngược về phía Đông Bắc Trung quốc,
“Vọng Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông”
- Niệm Nô Kiều (Xích Bích Hoài Cổ), Tô Đông Pha (Tô Thức)
đổ vào Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam, giang Tây, An Huy, Giang Tô,
Thượng Hải, rồi ra Đông Hải, Thái Bình Dương.
Một điểm đặc thù trên dòng sông Trường giang mà ta không thể không thể
nào nhắc đến đấy là Trường giang tam hiệp (Three Gorges Dam.) Trường
giang tam hiệp nằm ở vị trí Trung nguyên Trung Quốc, là một đoạn sông
Trường giang chạy dài từ Trùng Khánh cho đến Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.