Lăng, giữa đường bị phục kích của đội quân Ngô, Phan Chương, cùng sự
truy sát của quân Ngụy hợp sức. Quan Vân Trường cùng con là Quan Bình
bị vây khốn. Bởi sự cao ngạo “anh minh thần võ”, mang lại sự bất cẩn và
khinh địch của Quan Vũ, ông cùng con Quan Bình phải bỏ mạng nơi tuyết
lạnh xa trường, đầu thì ở Bắc, thân lại ở Nam.
Lưu Bị đau lòng mất đi lý trí, phá hỏng sách lược “kết Ngô phạt Ngụy” của
Khổng Minh, đem bảy mươi vạn quân chinh phạt Đông Ngô. Cuối cùng lại
phải xa vào bẩy của Lục Tốn một lần nữa. Lục Tốn nhẫn nại không ra ứng
chiến mà chỉ cần đợi vào mùa hè khi “đồng khô cỏ cháy”. Quân Thục thiếu
nước tất phải lui về chân núi. Lưu Bị lại kém tài về chiến lược lại cho
doanh trại liên kết lẫn nhau. Đây là điều tối kỵ của binh gia, và là một điều
tối thiểu cơ bản mà các binh gia phải biết mà nên tránh. Với rừng núi khô
héo chỉ cần một trận hỏa công cả bảy mươi vạn quân Thục chiến bại không
còn manh giáp.
Mã Lương vội vã về Trường An gặp Cát Lượng. Cát Lượng lịnh cho Mã
Lương nên rút quân về Bạch thành để giữ toàn tánh mạng Lưu chúa công.
Chính ở giữa đoạn đường này, ở Ngư Phục Bô, sông Mai Khê, Cát Lượng
lợi dụng sự thiên nhiên của trời đất (thuận thiên) và địa hình (ứng thời) và
tâm lý của Lục Tốn (y nhân) để tạo nên bát trận đồ.
Lục Tốn truy đuổi Lưu Bị đến nơi và bị chặn lại những tảng đá được sắp
xếp như một thế trận, cát bụi mù mịt, tựa như trăm ngàn quân lính vượt qua
nơi nầy, sát khí đằng đằng. Lục Tốn hoang mang, lại e dè cho đội thám sát
lần thứ hai, nhưng chỉ thấy những tảng đá không người. Lại cho người hỏi
thì lại biết là do Cát Lượng bài trận. Lòng lại càng sợ hãi hơn bởi uy danh
của Cát Lượng. Nhưng Lục Tốn đâu có biết đấy chỉ là cát bụi ở dòng sông
bị những cơn gió to sóng lớn thổi tạc vào. Các tướng thì lại bảo ấy chỉ là