Tôi dừng lại một lúc dưới chân ngôi mộ còn mới, có tấm bia gỗ. Trên
một mảnh duya-ra, một đồng chí thợ máy đã tạc một ngôi sao, phía dưới là
tên, họ, phụ danh của phi công, ghi bằng bút chì mực dòng chữ: “Vinh
quang đời đời thuộc về những người anh hùng đã ngã xuống trong cuộc
chiến đấu vì tự do và độc lập của Tổ quốc”
Biết bao nhiêu tấm bia gỗ với những dòng chữ như vậy đã cắm trên
những cánh đồng rộng từ sông Prút đến sông Đông.
Tôi nhớ lại những nấm mộ đầu tiên của trung đoàn ở biên giới phía tây
Liên Xô. Nấm mộ mà tôi đang nghiêng mình ở đây là nấm mộ cuối cùng
mà tôi tới viếng ở phía đông. Liệu còn những nấm mộ nữa sẽ mọc lên ở bên
kia sông Đông không? Thật là đau lòng khi nghĩ đến điều đó
Trở về sở chỉ huy, tôi yêu cầu được nhận nhiệm vụ chiến đấu ngay. Vích-
lo Pê-tơ-rô-vích nhìn tôi, vẻ đồng tình, rồi với tiếng “tốt” quen thuộc, đột
ngột anh hỏi tôi:
- Cậu đã nghe chuyện về phi công Pốt chưa?
- Báo cáo trung đoàn trưởng, tôi có đọc vài chuyện về anh ta.
- Cậu có hiểu thế nào là khả năng phân biệt của thị giác không?
Tôi lúng túng, không biết trả lời sao cả.
- Nó là thế này: - I-va-nốp nói tiếp - Người ta ước lượng cự ly bằng hai
mắt. Nhưng có những người có khả năng đặc biệt làm việc đó chỉ bằng một
mắt. Nhưng Pô-crư-skin ạ, cậu không giống như Pốt. Mặc dầu bị mất một
mắt, Pốt vẫn bay tốt cả trên mặt đất cũng như trên mặt nước. Hơn nữa cũng
chẳng cần thí nghiệm điều đó làm gì. Cậu hãy lấy cái xe của cậu đi về bên
kia sông Đông tổ chức lớp huấn luyện phi công trẻ sử dụng máy bay Mích-
3 ở đó. Bây giờ thì họ vẫn bay trên loại Hải âu và I.16, nhưng có thể người
ta sẽ trang bị cho ta loại máy bay hiện đại.
Nhiệm vụ có mùi vị nhà trường và hậu phương. Tôi thì chỉ muốn ra trận
chiến đấu. Vích-to Pê-tơ-rô-vích vẫn tiếp tục với giọng bình tĩnh:
- Trước hết, để ba bốn ngày nói với anh em những vấn đề kỹ thuật, trình
bày những kinh nghiệm và kết luận của cậu. Trong thời gian ấy, mắt cậu sẽ