Chúng tôi trở về, bực bội ngay với chính mình. Có một điều an ủi: tôi
nhận thấy bọn Gioong-ke đã từ hướng tây-bắc đến Ban-sôi Tốc-mắc. Như
vậy, chúng phải cất cánh từ những sân bay đâu đó tại Ki-rô-vô-grát. Như
thế thì phải đón chúng xa hơn về phía tây, gần Đơ-nhi-ép để chặn đánh
chúng cách xa mục tiêu hơn nữa
Buổi trưa, tôi dẫn dầu một tốp bốn phi công thiện chiến đến Ban-sôi Tốc-
mắc. Như mọi lần, Gô-lu-bi-ép vẫn yểm hộ cho tôi. Giéc-di-ép và Xu-khốp
hợp thành biên đội thứ hai. Đó là một kíp chiến đấu ưu việt.
Sau khi vượt qua tuyến mặt trận ở độ cao, chúng tôi lao dần xuống Ni-
cô-pôn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về phương án này. Hôm qua chính
sư đoàn trưởng Đdút-xốp đến kiểm tra trung đoàn, đã quở trách chúng tôi
không yểm hộ tốt cho kỵ binh.
- Chúng tôi đã yểm hộ họ hết sức mình, thưa đồng chí đại tá. - Tôi đáp
lại để tự bảo vệ trước lời khiển trách không đúng.
- Hãy nói cho tôi hiểu thế nào là một cuộc yểm hộ! - Đdút-xốp không
vừa ý, nói lại - Lúc thì các anh dạo chơi ở đâu, ngườí ta không biết nơi nào
mà tìm, mà gọi, lúc thì các anh đánh lộn với tụi Mél-xe. Còn trong khi đó,
bọn Gioong-ke cứ bình yên mần việc.
Đến chỗ này, tôi cãi:
- Nếu chúng tôi cứ bằng lòng vo ve như đàn ruồi ngay trên đầu kỵ binh,
thì có đem cả thân mình ra cũng chẳng ngăn được bom rơi. Phải chặn
chúng lên đường bay như chúng tôi đã làm ở Cu-ban. Muốn vậy, phải cho
chúng tôi cất cánh không phải từng biên đội hai chiếc mà thành từng đội.
Đúng là ở Cu-ban, chúng tôi đã biết đánh chặn các máy bay ném bom
địch ở xa tuyến mặt trận. Nhưng bây giờ, một số người lại muốn kéo chúng
tôi vào con đường mòn cũ kỹ.
Trong khi chúng tôi bay đến Dơ-nhi-ép, tôi không chỉ nghĩ đến buổi tiếp
xúc hôm qua với sư đoàn trưởng, mà còn nhớ lại thời kỳ khó khăn của năm
1941. Hồi ấy, chúng tôi bảo vệ bộ đội bằng đội hình hai chiếc, chúng tôi
“vo ve’ trên bầu trời. Những trận chiến đấu với bọn Mét-xe thường diễn ra