Trong khi họ trao đổi ý kiến, tôi vẫn ngồi ở một góc sở chỉ huy, đang viết
báo cáo.
- Vì mấy cái thùng dầu chết tiệt của Pô-crư-skin mà tôi phải lao vào cái
lò lửa. Anh ấy mang nó theo làm gì nhỉ? - Rếch-ca-lốp phàn nàn.
Không chịu dược, tôi lại gần bàn chỉ huy và nói:
- Được! Tôi lại cùng với Gô-lu-bi-ép đi trinh sát. Nhưng Rếch-ca-lốp hãy
nhớ lấy: Khi bộ đội ta đã chia cắt được Crưm, tôi sẽ dùng những thùng dầu
phụ đó bay đánh chặn bọn Gioong-ke trên biển, ra xa bờ biển, lúc ấy đừng
có đến mà hỏi mượn.
Rếch-ca-lốp yên lặng rồi anh lầu bầu cái gì như muốn thanh minh, nhưng
tôi nghe không rõ.
Sau khi quán triệt mục đích của nhiệm vụ, Gô-lu-bi-ép và tôi cùng đi đến
những chiếc máy bay động cơ còn chưa đủ thời gian nguội lạnh.
Buổi tối, trở về, tôi thấy kỹ sư I-a-cốp Giơ-mút, có những bạn cùng trung
đoàn vây quanh, đang kể lại cuộc hành trình về Nô-ga-ít-xcơ. Đôi mắt
mọng đỏ, anh nói, trầm trầm nhát gừng. Mới có một ngày mà hình như anh
đã già đi hàng chục năm.
- Chúng nó đã bắn tất cả ư? - Tôi nghe có ai đó hỏi với một giọng bực
bội.
Im lặng.
- Mọi người đều bị vùi chung trong một hố: chị tôi, các cụ, các cháu...
Giơ-mút òa lên khóc. Không khí nặng như chì. Chúng tôi đều chết lặng,
hình như cái hố chất đầy thi hài đẫm máu đó đang ở trước mắt chúng tôi.
Câu chuyện của kỹ sư Giơ-mút làm tôi nhớ đền một hình ảnh ghê gớm
mà tôi được chứng kiến cách đó không lâu: chúng tôi vừa hạ cánh xuống
một sân bay mới. Một máy bay, khi lăn, sụt bánh vào một cái hố gần dải đất
bảo đảm của đường hạ cất cánh.
Khi đào để đưa máy bay ra khỏi hố, người ta phát hiện thấy nhiều xác
người, đất bám đầy. Để làm rõ sự việc, người ta mời dân chúng xung quanh