Đoàn tàu vừa rời bánh khỏi ga thì trên trời xuất hiện những máy bay tiêm
kích có ngôi sao đỏ trên cánh. Và, đường như đoán biết đoàn tàu chở cái gì
nên các phi công ta không bắn vào các toa xe mà bắn vào đầu máy và đã
phá hủy nó. Đoàn tàu dừng lại. Bọn Đức đi áp giải bỏ chạy. Các phi công ta
đã cứu được hàng trăm đồng bào.
Chúng tôi càng tự hào về những anh hùng của câu chuyện có tính truyền
thuyết chân thực nói trên vì đây chính là những phi công của trung đoàn
chúng tôi. Chính một phi công của chúng tôi, I-van Ba-bắc, đã phá hủy
chiếc đầu máy định đem những công dân Xô-viết về trại tập trung phát xít.
Bà chủ ngôi nhà mà Gô-lu-bi-ép và tôi ở còn kể cho chúng tôi nghe sự
hy sinh anh dũng của người thợ đúc thép nổi tiếng người U-cra-i-na: Ma-ca
Ma-dai. Bọn Đức muốn bắt buộc đồng chí đúc kim loại cho nước Đức phát
xít Nhưng đồng chí dứt khoát từ chối phục vụ bọn chiếm đóng và chúng đã
bắn anh.
Trong suốt thời gian này, tôi tạm thay Crai-ép bị ốm. Vì vậy, công việc
và những lo lắng càng nhiều gấp bội.
Một hôm kỹ sư quân giới, đại úy Giơ-mút ra gặp tôi tại sân bay:
- Cho phép tôi nói với đồng chí một câu chuyện riêng - Anh nói.
Tôi nhìn anh, khuôn mặt anh gầy võ, tái nhợt, những nếp nhăn hằn sâu,
đoán ngay anh định đề nghị gì: hôm trước, bộ đội ta đã giải phóng Nô-ga-
ít-xcơ, nơi bố mẹ, vợ và các con anh đã ở trước chiến tranh.
Anh không chờ đợi những tin tức may mắn: ở Ta-gan-rốc, Giơ-đa-nốp và
Ô-xi-pen-cô, bọn Đức đã giết tất cả những người Do thái. Và Nô-ga-ít-xcơ
cũng nằm trên đường rút lui của chúng.
- Này anh bạn - Tôi nói với kỹ sư - Nếu tai họa đã xảy ra rồi thì cũng
không thể hàn gắn dược. Phải cứng rắn lên. Hãy lấy một chiếc xe và đi đến
đấy.
Anh chia tay tôi, nặng trĩu đau buồn, và tim tôi cũng se lại.
Còn tôi cũng nhớ lại những phi công bị rơi trên bầu trời vùng bị tạm
chiếm. Bây giờ họ ở đâu? Tình cánh họ ra sao?. Phải tìm cách liên lạc được