Đống tro xương cốt của những nạn nhân bị thiêu trong lò, thi hài những
người bị chôn sống trong các hố, (người ta có thể đoán được những điều đó
qua cách sắp xếp), hàng đống khổng lồ những giày dép của họ, những
người chết vì những cuộc tra tấn ở trại (trong đó có hàng nghìn trẻ em) đòi
hỏi phải tiêu diệt hoàn toàn chứng bệnh dịch hạch ghê gớm này.
Thời gian ấy, trên báo chí nước Anh có đăng những lời kêu gọi của
những bà quý tộc đa cảm, cầu nguyện loài người hãy tha thứ cho bọn đao
phủ Hít-le. Sau chuyến đi thăm trại tập trung Mai-đa-ních, các phi công
chúng tôi đã trả lời những nhà tư sản Anh bằng sự quyết tâm phải thanh
toán hoàn toàn món nợ với bọn quỷ dữ phát xít.
Không thể có sự tha thứ đối với những tên thủ phạm gây ra những tội ác
dã man tàn bạo như vậy.
Một hôm, từ một trung đoàn trở về, tôi gặp nhà báo I-u-ri Giu-cốp đến
thăm chúng tôi để mở rộng hơn nữa sự quen biết với các phi công, nhằm
hoàn thành cuốn sách của anh. Chúng tôi trò chuyện rất lâu. Muốn mô tả
cuộc sống của những phi công ở mặt trận thì cần phải tiếp xúc trực tiếp với
họ, và nghe những ý kiến của chúng tôi...
Chúng tôi cùng đi đến sân bay có trung đoàn 16 và tôi giới thiệu Clu-bốp
với anh. Tôi đã nói nhiều về Clu-bốp với nhà báo hồi ở Mát-xcơ-va và trên
máy bay, trên đường đi Nô-vô-xi-biếc. Tôi nghĩ ta cần viết những cuốn
sách về những con người phi công như vậy. Đến cuối tháng Mười, Clu-bốp
đã bắn rơi ba mươi máy bay địch và bộ chỉ huy đã đề nghị tặng anh Ngôi
sao thứ hai Anh hùng Liên bang.
Một giờ sau, chúng tôi cùng Clu-bốp đến trường bắn ở không xa sân bay.
Những máy bay từ trên cao, bổ nhào nhằm vào những mục tiêu ở mặt đất là
những ô vuông đổ đầy cát trắng. Khi yên tĩnh trở lại trên không, chúng tôi
ra kiểm tra kết quả xạ kích, Clu-bốp rất hài lòng: các phi công đã bắn trúng.
Buổi tối, ở căn nhà các phi công; người ta chiếu cuốn phim Mỹ “Thành
phố Si-ca-gô cổ” thu hút cả những người ham thích ở bệnh viện. Chiếc máy