Cô Gió mất tên
Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc
chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô
giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn
để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn. Vì tính cô
hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng
cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay:
- Cô Gió kìa!
- Cô Gió kìa!…
- Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi - Cô đi đâu mà vội
thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!
- Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời - Tôi còn vội đi
giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi
tay lắm rồi…
Tiếng cô Gió thoảng qua rồi biến mất.
Bố, mẹ Đào đều đì công tác vắng. Chì còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng
hầm hập. Bà ốm, nằm trên một cái giường tre. Bà không ăn được gì. Thỉnh
thoảng bà lại lên cơn ho. Trán bà vã mồ hôi. Bà luôn kêu: "Khát quá! Khát
quá! Đào ơi, con cho bà ngụm nước". Đào lấy nước xong lại cầm cái quạt
giấy quạt cho bà. Thấy Đào cứ luôn tay quạt, bà nắm lấy tay Đào và bảo:
- Thôi, con đi nghỉ đi, bà không nóng lắm đâu.
- Cháu không mỏi tay đâu, bà cứ để cháu quạt.
Cửa mở nhưng chẳng có chút gió nào. Đào biết là bà vẫn cứ nóng vì thấy
trán và lưng áo của bà đang đẫm mồ hôi. Đào mải thương bà, nghĩ đến bà,
em đâu có để ý là lưng áo em cũng đẫm mồ hôi.
Từ ở xa cô Gió đã nghe tiếng và biết hết mọi việc. Cô vội vàng chạy đến
để giúp bà một tay. Đến cửa sổ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi
hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy
hiểm. Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên: