BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 143


Một ông bạn tôi đáng lẽ dùng 40 phút trong khi ngồi xe từ nhà đến hãng để
đọc báo hàng ngày thì chỉ bỏ ra 20 phút để coi qua loa những tin quan trọng
cho đủ biết thôi, còn 20 phút nữa dùng để học tiếng Pháp. Nhờ vậy không
bao lâu ông ta nói được tiếng ấy.

Mới đầu bạn hãy tập làm những việc có hứng thú rồi sau mới tập những
việc buồn chán. Như vậy bạn cũng đồng thời tập có nghị lực nữa.

Ông Ask Mc Another chỉ cho ta trò chơi sau này: Trong các báo thường
đăng các bài có 10 hay 20 câu hỏi để độc giả thử sự hiểu biết, học rộng của
mình. Sau những câu hỏi có những câu đáp, bạn thử đáp xem đúng được
bao nhiêu câu, rồi bạn cất số báo đó đi, một tuần hay nửa tháng sau mở ra,
đáp lại xem lần này đúng được bao nhiêu câu. Lần trước đã coi những câu
đáp rồi thì lần này phải đáp được hết; nếu không thì coi lại rồi cất đi, nửa
tháng nữa lại mở ta đáp lại. Tập như vậy lâu, bạn sẽ nhớ hết những câu đáp
một cách dễ dàng.

Những trò chơi như đố tiếng tréo (mots croisès), lối đổi chữ trong một tiếng
để tiếng đó thành nhiều tiếng khác (như tiếng Anh thì cat: con mèo, đổi ra
thành cot: nhà tranh; dot: hồi môn, dog: con chó) hoặc lối tự mê
(anagramme)

[9]

: như Khánh Giư, tên tác giả Nửa chừng xuân, đổi thứ tự

những tiếng trong hai tiếng “Khánh” và “Giư”, thành ra “Khái Hưng”, đều
rất thú vị lại luyện cho ta tập trung tư tưởng.

Ruydard Kipling kể chuyện một đứa nhỏ Ấn Độ, chỉ coi qua một mâm đầy
các thứ ngọc mà nhớ được hết từ số viên tới màu sắc, đặc điểm của mỗi
viên. Hỏi đứa nhỏ tại sao nhớ giỏi như vậy, nó đáp: “Tập nhiều lần thì
được”.

Trò chơi sau này cũng có ích. Càng nhiều người chơi càng hay. Bạn đưa
cho mỗi người một tấm giấy, trên đó biên 10 số, mỗi số một hàng. Trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.