Chú thích:
Woodrow Wilson: bản Văn hoá Thông tin in là Woodros Wilison; tôi
theo bản Đồng Tháp. Theo Wikipedia thì Thomas Woodrow Wilson là
Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28. (Goldfish).
Meinecken: bản Đồng Tháp in là: Meinekem. (Goldfish).
Ở Trung Quốc, khi Tần Thuỷ Hoàng đốt hết sách vở, cũng có một
người tên là Phục Sinh nhớ trọn “tứ thư ngũ kinh” mà sau này đọc lại cho
người ta chép.
Trong nguyên văn không có thí dụ cụ thể này. Tôi thêm vào cho độc giả
dễ hiểu.
g (êm) đọc là giờ, g (cứng) đọc là gờ.
c (êm) – xơ, c (cứng) – cơ.
Lối này, các cụ ta hồi xưa thường dùng. Ai đã học chữ Nho trong cuốn
Nhất thiên tự chắc còn nhớ hai câu đầu:
Thiên trời, địa đất, vân mây,
Vũ mưa, phong gió, trú ngày, dạ đêm.
Hai câu “lục bát” đó đều có vần, và có bằng, trắc, bổng, trầm, dễ nhớ.
Cuốn Tam thiên tự đặt theo lối khác. Chữ và nghĩa cũng kế tiếp nhau từng
đoạn hai tiếng một, nhưng cứ tiếng cuối đoạn trên vần với tiếng cuối đoạn
dưới, như trong câu đầu:
Thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia
nhà, quốc nước…
Ý nói thế kỷ 19. (Goldfish).
Người trung gian, môi giới buôn bán.
Lối đảo chữ trong một từ.
Chúng tôi nghĩ khác: lúc mới đầu cứ học thuộc lòng từng đoạn một
đến khi hết bài rồi mới đọc lại từ đầu đến cuối. Ta thường nhận thấy rằng
trong một bài có đoạn dễ, có đoạn rất khó thuộc. Nếu theo phương pháp