thì nó lại làm hại nghị lực của ta.
Sau cùng, bạn nên nhớ: tập bỏ thói xấu không bằng luyện được một tạp
quán tốt. Vậy xin bạn đừng nói: “Tôi không bi quan nhìn đời qua cặp kính
đen nữa”, mà nói: “Tôi muốn lạc quan, tôi muốn tìm cảnh rực rỡ trong đời
tôi và tôi sẽ gặp”. Như vậy bạn sẽ quên những tư tưởng hắc ám mà dùng
hết tâm trí tìm những niềm vui vẻ, những cảnh rực rỡ.
Một ý muốn mạnh mẽ có đặc điểm này là giúp ta có sáng kiến và biết sáng
tạo. Sáng kiến không cần nhiều nghị lực bằng sáng tạo. Mà ai cũng có tài
năng sáng tạo, không nhiều thì ít. Đã đành không phải ai cũng có thể thành
những Beethoven, Raphael hay Shakespeare
nhưng ít gì ta cũng có một
chút tài như: nói trước công chúng, hoặc tài vẽ, sơn, khắc… Vả lại trong
những công việc thường như làm vườn, đóng bàn ghế, ta cũng có thể sáng
tạo được. Ta nên lựa một hoạt động nào hợp với sở thích của ta rồi dùng hết
tâm lực để sáng tạo, như vậy ta vừa luyện lòng tự tín, vừa luyện nghị lực
nữa.
Tôi khuyên các bạn nên tập diễn thuyết; trong khi soạn diễn văn, ta phải
sáng tác, nhờ đó mà rèn nghị lực và khi thành công, lòng tự tín của ta thăng
lên rất nhiều.
Muốn rèn nghị lực, ta nên tập tánh quả quyết. Bọn “trí thức” thường do dự,
vì họ có óc khoáng đạt, khoan hồng, lại biết nhiều phương tiện của một vấn
đề, khó lựa được một đường, thành thử nhút nhát, ít hoạt động. Điều đó rất
hại.
Có lẽ suy nghĩ quá làm tê liệt sức hoạt động thật, nhưng có thể điều hoà suy
nghĩ và hoạt động được. Tức như gương tổng thống Franklin D. Roosevelt.
Trước khi quyết định, ông điều tra kỹ lưỡng, hỏi ý mọi người, nhưng một
khi kiếm được giải pháp, ông cương quyết thi hành đúng. Dù ông có lầm
lỡ, người ta cũng vẫn trọng ông vì nhận rằng thà như vậy còn hơn là nhu