Các nhà báo thuộc tờ Sonntagszeitung của Thụy Sỹ và tuần báo Falter của
Áo cũng tham gia dự án cùng đồng nghiệp thuộc hãng phát thanh truyền
hình quốc gia Áo ORF. Ở Đức, các nhà báo Süddeutsche Zeitung đã phối
hợp với đồng nghiệp thuộc hai hãng phát thanh truyền hình NDR và WDR.
Nhóm nhà báo quốc tế lúc đầu gặp nhau ở Washington, Munich,
Lillehammer và London để vạch ra các tiếp cận nghiên cứu.
Sở dĩ phải phối hợp với nhiều nhà báo và cơ quan báo chí đến vậy là vì
quy mô của “Hồ sơ Panama” quá lớn. Hồ sơ này nhiều hơn tổng tài liệu của
các vụ rò rỉ thông tin trước đây. Nếu lượng thông tin bị rò rỉ trong vụ
Wikileaks chỉ là 1,7 GB, vụ Offshore Leaks là 260 GB thì vụ “Hồ sơ
Panama” là 2,6 terabyte. Dữ liệu chủ yếu gồm thư điện tử, tập tin dạng pdf,
ảnh, các phần thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu nội bộ của Mossack Fonseca.
Hồ sơ trải dài trong một giai đoạn từ những năm 1970 đến mùa xuân năm
2016.
Trong các cuộc gặp, các nhà báo đã kiểm tra chéo một lượng lớn tài liệu,
gồm cả các bản sao hộ chiếu. Cách đây khoảng 2 năm, một người tiết lộ
thông tin đã bán dữ liệu nội bộ của Mossack Fonseca cho chính quyền Đức
nhưng bộ dữ liệu này cũ hơn và nhỏ hơn nhiều về quy mô. Số tài liệu đó
chỉ đề cập tới vài trăm công ty được thành lập ở các “thiên đường trốn
thuế”, còn tài liệu trong “Hồ sơ Panama” có thông tin liên quan tới 214.000
công ty.
Qua số tài liệu bị rò rỉ từ Mossack Fonseca, các nhà báo đã biết công ty
này sắp xếp tài liệu theo từng công ty bình phong. Mỗi công ty như vậy có
một danh mục (folder) riêng. Mỗi danh mục chứa thư điện tử, hợp đồng,
bản sao và tài liệu dạng hình ảnh được quét. Trong một số trường hợp, mỗi
danh mục có tới vài nghìn trang tài liệu.
Để nghiên cứu được số dữ liệu khổng lồ này, bà Sheila Coronel, một nhà
báo điều tra kỳ cựu và chuyên gia Trường Báo chí Columbia, cho biết các
nhà báo toàn cầu đã thiết lập một mức độ hợp tác ở tầm cao mới. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ chứng kiến sự hợp tác nào lớn như vậy về mặt số nhà
báo và cơ quan báo chí cũng như số quốc gia liên quan”. Mỗi nhà báo được