Soi lại vụ bê bối Siemens
Ông Kohlsdorf từng là một trong số những người bị điều tra. Trong
phiên giải trình tại văn phòng công tố nhà nước ở Munich, ông này thừa
nhận đã quản lý các quỹ đen cho một số chi nhánh của Siemens tại Mỹ
Latinh. Tuy nhiên, ông thoát tội vì không ai chứng minh được ông đích
thân hối lộ ai đó. Ngoài ra, nhờ ông Kohlsdorf hợp tác với chính quyền mà
công tố viên nhà nước Munich đã kết thúc điều tra ông này năm 2012 do vụ
việc không nghiêm trọng. Cuối cùng, ông này chỉ phải nộp phạt 40.000
euro.
Nhưng liệu cuộc điều tra có công bằng và liệu ông Kohlsdorf có thực sự
trả lại toàn bộ số tiền quỹ đen? Những gì có trong “Hồ sơ Panama” cho
thấy ông Kohlsdorf không trả hết và có thể đã biển thủ một phần quỹ đen
làm của riêng.
Xét theo thông tin mới này thì tài liệu rò rỉ của Mossack Fonseca đã làm
sáng tỏ thêm vụ bê bối Siemens. Nó cho thấy các điều tra viên ở Munich
không làm rõ nhiều điều tại thời điểm điều tra. Ví dụ như thông tin
Mossack Fonseca là một đối tác quan trọng của Siemens và quản lý một
loạt công ty bình phong cho Siemens.
Từ lâu, Kohlsdorf là một trong những lãnh đạo Siemens quan trọng nhất
ở khu vực. Ông điều hành kinh doanh tại khu vực Andes từ năm 1997 trở đi
và tại Mexico từ năm 2003 đến 2009. Theo lời khai của ông Kohlsdorf, ông
đã tiếp cận các quỹ đen trị giá hơn 100 triệu USD, trong đó một phần được
dùng để “lại quả” cho đối tác làm ăn và quan chức chính phủ đã giúp
Siemens giành được hợp đồng.
Theo tài liệu rò rỉ, tại Mossack Fonseca, ông Kohlsdorf và các lãnh đạo
Siemens khác được coi là khách hàng đặc biệt, tức là người có rất nhiều
tiền. Các thỏa thuận làm ăn của họ được công ty luật giữ kín tuyệt đối.
Nhân viên công ty không bao giờ được gửi bất kỳ tài liệu nào cho ông
Kohlsdorf và phải để tất cả ở Panama. Dịch vụ của Mossack Fonseca gồm
mọi thứ cần thiết để bảo vệ khách hàng Siemens. Ví dụ, trong các tài liệu