Nói vậy mà không phải vậy
Nhưng một lập luận khác có thể bẻ gãy những luận điểm của giới ngân
hàng: nếu không có sự tiếp tay của các ngân hàng thì những quốc gia và
lãnh thổ đang áp dụng chính sách thuế bằng 0 như Panama và đang tìm
cách né tránh tuân thủ vào luật chơi quốc tế chống gian lận tài chính, cũng
không thể có sức thu hút nhiều nguồn tài sản đến vậy.
Nói một cách khác, không có sự tiếp tay của giới ngân hàng, nguồn tiền
từ các công ty bình phong sẽ không thể được đưa trở lại vào hệ thống tài
chính bình thường (có thể gọi là được “rửa sạch”) để có thể nở nồi phát
triển rộng rãi đến vậy.
Những con số luôn biết nói: 365 ngân hàng khắp thế giới dính líu trong
dữ liệu của Công ty luật Mossack Fonseca, trong số 214.488 công ty bình
phong do Mossack Fonseca đăng ký trong quãng thời gian hoạt động gần
40 năm của mình có 15.579 công ty do chính các ngân hàng đặt hàng dịch
vụ trực tiếp giúp các khách hàng giàu có của mình, số còn lại cũng do
những đại diện khác như văn phòng luật sư, công ty quản lý tài sản…
Phân tích dữ liệu có được trong “Tài liệu Panama”, người ta cũng phát
hiện thấy phần lớn công ty được lập ra sau năm 2000. Tính đến đầu năm
2016 vẫn còn hơn 2.000 công ty trong số đó còn hoạt động.
Trong số các ngân hàng sử dụng đến dịch vụ của Mossack Fonseca, có
những cái tên nặng ký của giới tài chính toàn cầu như Ngân hàng HSBC
của Anh, UBS và Credit Suisse của Thụy Sĩ, Deutsche Bank của Đức,
Société Générale của Pháp. Chưa kể rất nhiều ngân hàng nhỏ khác có trụ sở
tại Thụy Sĩ, Luxembourg, Jersey và Monaco.
“Tài liệu Panama” cũng cho thấy một số ngân hàng có tên tuổi trên thế
giới đã cố tình tiếp tay cho việc vi phạm các quy định kiểm soát tài chính
thuế khóa và một số khác chọn cách lờ đi việc xác định danh tính thật của
khách hàng hay lờ đi việc kiểm tra các khoản tiền giao dịch.
Trong khi đó nguyên tắc chuẩn của GAFI (tức Nhóm hành động tài
chính – cơ quan chuyên trách chống rửa tiền hoạt động dưới sự bảo trợ của