không đi làm, không phải gây dựng sự nghiệp riêng, cũng như không
cần độc lập cả về kinh tế lẫn tâm lý. Qua thời gian, với những sự
việc mơ hồ rất khó nhận biết, họ đã truyền cho con gái mình cái
đặc tính “phụ thuộc” qua những thông điệp kiểu như:
Đừng lo! Nếu con không muốn có sự nghiệp riêng thì con
không phải lo lắng gì về tiền bạc. Cha mẹ sẽ giúp đỡ con về mặt
tài chính.
Nếu con không có sự nghiệp, nếu con gặt hái được một thành
công to lớn nào đó và trở nên độc lập, con sẽ không nhận được bất
kỳ món tiền đáng kể hoặc phần tài sản thừa kế nào từ cha mẹ
nữa.
Nhiều phụ huynh cho rằng chẳng có gì sai khi chu cấp cho con
cái đã trưởng thành. Điều này đúng, tuy nhiên chỉ trong trường hợp
người nhận vốn đã có lối sống kỷ luật và chứng minh được rằng
mình có thể tự lo liệu cuộc sống tươm tất mà không cần tiền của
người khác. Ví dụ, việc nhận tiền chu cấp sẽ có tác động như thế
nào đến con cái khi mà họ đã tự rèn luyện bản thân rất tốt và
xuất sắc trong lĩnh vực mình chọn? Có lẽ tác động sẽ không đáng
kể, bởi họ đã đủ chín chắn, mạnh mẽ để xử lý vấn đề tiền bạc, dù
của bản thân hay của bất cứ ai.
Những đứa con trưởng thành thất nghiệp
Giống những bà nội trợ loại B, những người con trưởng thành
thất nghiệp nhiều khả năng được cha mẹ chu cấp hơn các anh chị
em đi làm. Thật ra, những phát hiện về tần suất cũng như giá trị
khoản chu cấp mà nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có xu hướng
thấp hơn thực tế, vì khoảng 1/4 số con trai (từ 25 đến 35 tuổi)
vẫn ở với cha mẹ, và một số thậm chí còn không biết như thế cũng
là một dạng hưởng trợ cấp. Nhân đây cũng xin tiết lộ rằng khả