BẺ KHÓA BÍ MẬT TRIỆU PHÚ - Trang 142

lực với những mánh khóe đàm phán. Sự ép buộc kiểu này thường là
sản phẩm của việc cha mẹ hay thương lượng với con cái khi chúng còn
nhỏ. Ngay cả những đứa trẻ đã hiểu được những lợi ích kiểu “Johnny
có cái xe đạp thì con cũng phải có cái xe ba bánh chứ”. Johnny và em
trai nên hiểu những món quà ấy như biểu hiện của tình yêu thương
và sự hào phóng, nhưng ngược lại, chúng lại rút ra kết luận rằng
cha mẹ chúng phải bị thúc giục, bắt ép và gây áp lực thì mới cho
chúng những thứ đó. Có thể hai cậu bé sẽ bắt đầu xem nhau như
đối thủ cạnh tranh.

6. Không can thiệp vào các vấn đề trong gia đình riêng của con.

Các bậc cha mẹ xin hãy lưu ý một điều rằng quan điểm của bạn

về một cuộc sống lý tưởng có thể hoàn toàn đối lập với quan điểm
của con trai, con gái cũng như con dâu, con rể. Chúng thường không
bằng lòng với sự can thiệp của cha mẹ. Hãy để chúng tự lo liệu cuộc
sống riêng; thậm chí khi bạn muốn đưa ra lời khuyên, hãy hỏi xem
chúng có đồng ý không. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của chúng khi
định tặng chúng những món quà có giá trị.

7. Đừng cố gắng cạnh tranh với con mình.

Đừng bao giờ khoe khoang rằng bạn đã tích lũy được bao nhiêu

tiền. Việc này khiến con bạn thấy khó hiểu. Thường thì chúng
không thể cạnh tranh với cha mẹ về phương diện này, mà chúng
cũng không hề muốn làm thế. Bạn không phải khoe về những
thành tích của mình. Con cái bạn đủ thông minh để trân trọng những
gì bạn đã làm được. Cũng đừng bắt đầu cuộc nói chuyện bằng câu
“Khi bằng tuổi con, cha đã…”.

Đối với nhiều người con thành đạt xuất thân từ gia đình triệu

phú, việc tích lũy tài sản không phải là mục tiêu tối thượng. Thay
vào đó, họ muốn theo đuổi con đường học vấn, được bạn bè và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.