đồng nghiệp tôn trọng, và có được vị trí cao trong sự nghiệp. So với
cha mẹ mình thì nhiều người thuộc thành phần này ít đề cao sự
chênh lệch về thu nhập và tiền bạc tích lũy được giữa các loại hình
nghề nghiệp. Người triệu phú “thế hệ thứ nhất” điển hình thường
là chủ doanh nghiệp. Ông có giá trị tài sản ròng cao nhưng lại thường
đánh giá bản thân mình thấp kém. Những bậc cha mẹ giàu có nhưng
địa vị xã hội không cao thường xem nghề nghiệp danh giá của những
đứa con trưởng thành với nhiều bằng cấp như thành tích của
chính mình vậy.
Nhiều triệu phú không muốn con cái trở thành doanh nhân tự
doanh. Và, trên thực tế thì hầu hết con cái của các triệu phú chẳng
bao giờ trở thành chủ doanh nghiệp. Tiền bạc chỉ nằm ở vị trí thứ
hai, thứ ba gì đó trong danh sách các mục tiêu và thành tích của họ.
8. Luôn nhớ rằng các con bạn là những cá thể riêng biệt.
Chúng có động cơ và thành tích khác nhau. Dù bạn cố gắng
đến mấy thì vẫn sẽ xảy ra tình trạng thiếu công bằng trong việc
chu cấp kinh tế cho con cái. Việc trợ cấp cho những đứa thu nhập
ít hơn chỉ có xu hướng gia tăng chứ không làm giảm đi sự cách biệt
trong tài sản giữa các con. Sự cách biệt này có thể gây ra bất hòa bởi
vì những anh chị em thành đạt hơn có thể sẽ trả lại các khoản chu
cấp cho cha mẹ mình.
9. Đề cao thành tích mà con bạn đạt được, bất kể thành tích ấy nhỏ bé
đến đâu, không phải vì đấy là biểu tượng cho thành công của con bạn
hay của chính bạn.
Hãy dạy con nỗ lực đạt được điều gì đó chứ không chỉ biết tiêu
xài. Kiếm tiền để đẩy mạnh chi tiêu không nên là mục tiêu lớn
nhất của một người. Đây chính là điều mà cha của Ken luôn dạy