việc mình làm. Tất cả bọn họ đều tự hào khi được “một mình lèo
lái”.
Có lần, một người với tài sản hàng chục triệu đô-la đã nói với
chúng tôi về việc tự kinh doanh như sau:
“Ngày càng có nhiều người đi làm nhưng lại không thích công
việc của mình. Thật lòng mà nói, người thành đạt là người thích
công việc mình làm, người mong mỏi thức dậy mỗi sáng để đến văn
phòng, và đó là tiêu chuẩn của tôi. Và tôi luôn sống như thế. Tôi
luôn mong đến sáng để thức dậy, đến văn phòng và điều hành
mọi việc”.
Đối với người đàn ông này (góa vợ và không có con), tiền bạc
không phải là vấn đề. Thực ra, trong di chúc của mình, ông ấy đã
để lại toàn bộ tài sản cho quỹ học bổng của trường đại học nơi ông
từng theo học.
Người đàn ông này và những người như ông chọn ngành nghề
như thế nào? Ở trường đại học, ông đã được các giáo sư chuyên
ngành kỹ sư và khoa học đào tạo rất bài bản, nhiều người trong số
này cũng là doanh nhân tự doanh. Họ chính là hình mẫu của ông.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp thành đạt đều có kiến thức hoặc
kinh nghiệm về ngành nghề họ chọn từ trước khi họ bước chân vào.
Ví dụ, Larry kinh doanh dịch vụ in ấn đã được hơn 12 năm. Ông
là nhân viên xuất sắc nhất của công ty. Nhưng sau khi đã quá mệt
mỏi vì cứ nơm nớp lo sợ công ty sẽ phá sản, ông cân nhắc đến việc
mở công ty in ấn riêng. Ông đã tìm đến chúng tôi để hỏi ý kiến
về vấn đề này. Chúng tôi hỏi lại Larry một câu đơn giản: “Yếu tố
hàng đầu mà các công ty in ấn cần là gì?”. Ông trả lời ngay:
“Nhiều hợp đồng hơn, nhiều doanh thu hơn, nhiều khách hàng
hơn”. Thế đấy, Larry đã tự trả lời được câu hỏi của mình. Ông bắt