xuất thân từ ngành đấu giá chứ? Ai muốn xem bà ngồi ở bàn
bếp tới ba tối mỗi tuần để cặm cụi tổng hợp tình hình ngân sách
của gia đình? Có gì vui trong việc cộng cộng trừ trừ và quyết toán
ngân sách? Bạn có nghĩ mình sẽ hồi hộp quan sát người phụ nữ này
tính toán và phân bổ thu nhập năm tới cho hàng tá danh mục cần
chi tiêu không? Bạn sẽ nán lại bao lâu để xem bà tỉ mẩn hoàn thành
kế hoạch phân bổ ngân sách của mình? Chà, những việc này cũng
chẳng vui vẻ gì với bà ấy đâu. Nhưng bà biết sẽ có nhiều điều tồi
tệ hơn thế một khi bà không hoạch định ngân sách cẩn thận, chẳng
hạn như suốt đời sẽ không thể nghỉ hưu và không bao giờ tự chủ
được về mặt kinh tế. Việc dự trù ngân sách sẽ dễ chịu hơn nhiều
nếu bạn mường tượng ra những lợi ích dài hạn của nó.
2. Bạn có biết chính xác mỗi năm gia đình mình chi bao nhiêu cho thực
phẩm, quần áo, nhà ở… không?
Gần 2/3 số triệu phú tham gia khảo sát (62,4%) trả lời “có” với
câu hỏi này. Nhưng đối với thành phần thu nhập cao mà không
phải là triệu phú, con số này chỉ khoảng 35%. Nhiều người trong
diện thu nhập cao nhưng giá trị tài sản ròng thấp hoàn toàn không
biết mỗi năm mình chi bao nhiêu cho những mục như thực phẩm sử
dụng tại nhà, chi phí ăn uống bên ngoài, nước uống, quà cáp cho
các dịp sinh nhật và lễ đặc biệt, rồi quần áo cho các thành viên
trong gia đình, phí trông trẻ, khoản chi tiêu tín dụng, các đóng góp từ
thiện, phí tư vấn tài chính, phí tham gia câu lạc bộ, xe cộ và các chi
phí liên quan, học phí, du lịch và nghỉ dưỡng, chi phí điện nước, bảo
hiểm…
Chú ý rằng ở trên, chúng tôi không tính đến các khoản vay thế
chấp phải trả. Thường thì những người thu nhập cao hay có giá trị
tài sản ròng thấp tham gia khảo sát đều lấy làm tự hào về việc đã
tiết kiệm được bao nhiêu tiền thuế thông qua khoản khấu trừ