lệ này là 0,8%. Tính ra, tỷ lệ nộp thuế trên giá trị tài sản ròng của
một hộ gia đình Mỹ cao hơn 14,5 lần so với Perot.
Hầu hết các triệu phú đều đo lường sự thành công của mình
bằng giá trị tài sản ròng, chứ không phải bằng thu nhập. Để tích lũy
của cải, thu nhập không phải là vấn đề quá to tát. Một khi bạn đã
nằm trong diện có thu nhập cao phải đóng thuế, giả sử 100.000
đô-la hoặc 200.000 đô-la, việc bạn kiếm được thêm bao nhiêu tiền
sẽ không quan trọng bằng việc bạn làm được gì với số tiền đã có.
Thách thức cho cơ quan thuế
C. Eugene Steuerle, trợ lý của Phòng Phân tích Thuế thuộc Bộ
Tài chính Hoa Kỳ, một học giả và nhà nghiên cứu tài năng, cũng đặt
ra câu hỏi như chúng tôi: Mối quan hệ giữa thu nhập và tài sản là gì?
Và anh đã phát hiện ra: Các triệu phú thường tích lũy được một
lượng của cải đáng kể bằng cách tối thiểu hóa khoản thu nhập chịu
thuế và tối đa hóa phần thu nhập không chịu thuế.
Steuerle so sánh bản kê khai thuế thu nhập của những người sở
hữu nhiều tài sản nhất khi họ còn sống với bản kê khai tài sản mà
nhân viên thi hành di chúc của họ thực hiện sau khi người đó qua đời.
Anh nghiên cứu một mẫu thống kê trên quy mô quốc gia đối với
phiếu kê khai thuế tài sản. Sau đó, anh so sánh từng tờ khai này với
lần lượt những tờ kê khai tài sản của họ trong những năm trước đó.
Tại sao lại phải đối chiếu nhiều như vậy? Steuerle muốn nghiên
cứu mối tương quan giữa thu nhập thực có được báo cáo trong tờ
khai thuế thu nhập với giá trị tài sản ròng trên thực tế của từng chủ
thể trong mẫu, trong đó đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa thu
nhập từ hoạt động đầu tư với giá trị thị trường thực tế của chúng.
Sau đây là một số kết luận của Steuerle: