Sharon rất nhiều. Sharon không thể sống sót quá 6 tháng nếu
mất đi nguồn thu nhập. Nhưng Barbara thì vẫn có thể sống thoải
mái trong 20 năm hoặc lâu hơn. Thực ra thì ngay từ bây giờ, Barbara
đã có thể nghỉ hưu và hưởng thụ cuộc sống với nguồn thu nhập từ
các tài sản tài chính đang có.
Barbara, một người tích lũy tài sản xuất sắc, chỉ là một trong
số hơn 3,5 triệu hộ gia đình triệu phú trên khắp nước Mỹ ngày nay.
Và hơn 90% những người này có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu đô-la
đến 10 triệu đô-la. Vậy những người giàu này so với những người
siêu giàu thì thế nào? Các số liệu cho thấy người có giá trị tài sản
ròng càng lớn thì càng giỏi trong việc tối thiểu hóa phần thu nhập
chịu thuế của mình. Thực ra, chính vì là bậc thầy trong việc này
nên những người siêu giàu mới trở nên siêu giàu như vậy.
Tỷ phú Ross Perot là ví dụ hoàn hảo về cách mà những người
siêu giàu giữ vững tình trạng giàu có của mình, thậm chí làm cho tài
sản của họ tăng lên qua từng năm. Tờ báo Atlanta Journal-
Constitution từng đúc kết như sau:
Perot tối thiểu hóa tiền thuế phải trả bằng cách đầu tư rất
nhiều vào chứng khoán đô thị miễn thuế, bất động sản tránh
thuế và cổ phiếu có lãi không tạo ra dòng tiền.
Điều đặc biệt thú vị ở đây là tỷ lệ phần trăm thuế phải nộp so
với thu nhập của Perot (8,5%) thấp hơn mức trung bình 12,9% của
các hộ gia đình ở Mỹ. Tính về tài sản tích lũy được, Perot là người
siêu giàu, nhưng ông lại có tỷ lệ thuế phải trả trên mỗi đô-la tăng
thêm thấp hơn người bình thường.
Và ấn tượng hơn cả: tỷ lệ nộp thuế tính trên tổng tài sản của
Perot thuộc loại vô cùng thấp. Trung bình, tỷ lệ nộp thuế thu nhập
tính trên giá trị tài sản của một hộ gia đình Mỹ là 11,6%. Với Perot, tỷ