Sharon là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thu nhập cao.
Gần đây, cô hỏi chúng tôi: “Tại sao thu nhập của tôi cao như vậy mà
tài sản tôi tích lũy được lại quá ít?”.
Năm ngoái, tổng thu nhập hàng năm mà gia đình Sharon đã thực
hóa là xấp xỉ 220.000 đô-la, nằm trong khoảng 1% hộ gia đình có
thu nhập thực cao nhất nước Mỹ, song tài sản ròng của cô chỉ
khoảng 370.000 đô-la. Trong khi thu nhập của Sharon cao hơn 99%
những hộ gia đình khác ở Mỹ thì giá trị tài sản ròng của cô lại thấp
hơn nhiều so với mức đáng lẽ cô nên có. Theo phương trình tính tài
sản (giá trị tài sản ròng kỳ vọng = 1/10 số tuổi x thu nhập), ở tuổi 51
và thu nhập 220.000 đô-la của Sharon, cô nên có tài sản trị giá
khoảng 1.122.000 đô-la.
Nhưng Sharon tích lũy được quá ít tài sản so với mức bình quân
như vậy là do thu nhập thực có, hay thu nhập chịu thuế, của cô quá
cao. Năm ngoái, cô đã trả 69.440 đô-la tiền thuế trong tổng thu
nhập 220.000 đô-la, tương đương 18,8% tổng tài sản. Có lẽ bất cứ
PAW nào cũng sẽ nói: “Sharon, cô không thể giàu lên được. Thu nhập
của cô quá cao”.
Chúng tôi tin rằng trung bình một người cùng độ tuổi và thu
nhập như Sharon chỉ trả khoản thuế tương đương 6,2% tài sản. Do
đó, khoản thuế mà Sharon phải trả, tính theo phần trăm tài sản,
cao hơn gấp ba lần mức trung bình.
Dưới một góc nhìn khác, thu nhập thực có hàng năm của Sharon
bằng 59,5% tổng giá trị tài sản ròng (370.000 đô-la). Vậy thì làm
sao cô có thể hy vọng trở nên thực sự giàu có khi hàng năm, tới 60%
tài sản của cô bị truy thu thuế thu nhập? Trung bình một người có
cùng độ tuổi và thu nhập như Sharon chỉ thực hóa một khoản thu
nhập hàng năm tương đương 19,6% tài sản mình có. Tức là cứ 5 đô-la