Điều khiến tôi không ngờ, mẹ chồng tương lai của tôi chính là người
phụ nữ năm nào thối tiền lộn cho tôi. Thay vì một buổi ra mắt để Khánh
giới thiệu người yêu thì đó như là một bữa cơm thân mật của người thân xa
cách lâu ngày. Chúng tôi trò chuyện thật tự nhiên thoải mái, không phải dè
chừng hay áp lực gì cả. Qua cuộc trò chuyện cởi mở ấy, tôi đã rõ hơn về gia
cảnh của Khánh. Lúc Khánh được chín tuổi thì ba Khánh qua đời vì lũ
cuốn, để lại mẹ Khánh trên đời với bao nỗi cô đơn đau khổ. Mẹ Khánh
không đi thêm bước nữa mà một mình ở vậy nuôi con và quán xuyến hết
mọi việc từ trong ra ngoài. Mẹ Khánh thắp hương lên bàn thờ rồi thốt lên
những câu vừa tự hào xen lẫn xót xa: “Trước khi qua đời ba thằng Khánh là
cán bộ văn hóa xã đấy cháu à. Nếu còn sống thì giờ ba thằng Khánh đã lên
huyện rồi.” Nghe mẹ Khánh tâm sự tôi nghẹn ngào, cảm thấy thương
Khánh quá chừng.
Sau hôm đó hai gia đình chúng tôi qua lại bàn chuyện cưới xin. Giàu
thì đám cưới làm to, còn nghèo thì tổ chức đại khái thôi. Không muốn dây
dưa tốn kém nên hai nhà thống nhất cưới hỏi làm luôn một lần.
Mẹ chồng tôi một đời lam lũ tiết kiệm ngay đến một bộ áo quần đắt
tiền cũng không dám mua mà mặc. Ngôi nhà cấp bốn đang ở được xây bao
che cũng nhờ những đồng tiền chắt chiu từng bữa chợ của bà. Mẹ chồng tôi
tiết kiệm với bản thân nhưng lại hào phóng với con cái. Lúc chọn áo cưới
cho tôi mẹ tôi chọn tiệm sang nhất và chiếc áo đẹp nhất, đắt tiền nhất. Bà
bảo, đời một lần chứ mấy, không nên khắt khe với bản thân vào những giờ
khắc quan trọng trong đời như việc mặc váy cô dâu. Rồi bà bắt Khánh may
hẳn một bộ vét ở cửa tiệm có tiếng trên phố.
Sau đám cưới, Khánh đưa tôi đi siêu thị mới khai trương trên phố sắm
một vài đồ dùng cần thiết cho hai vợ chồng. Tại siêu thị, tôi gặp cô bạn học
chung nghề với tôi. Bạn tôi vẫn vô tư như ngày nào, vừa gặp mặt là nó
huyên thuyên: “Biết chuyện về Danh chưa? Danh đã ly dị vợ vì cô ấy bị vô