BÊN DÒNG SẦU DIỆN - Trang 57

diện được tất cả những thứ đó. Trong ngăn tủ của cha Phăng cũng chứa
nhiều thứ để dành sẵn cho tôi. Có lần cha Phăng bảo tôi: “Con có đôi mắt
của một giáo sĩ đấy con trai ạ!”. Ba tháng biết nẫy, sáu tháng biết bò, chín
tháng lò dò biết đi
, tôi tuân theo cái quy luật ấy của dân gian. Nhưng lúc tôi
không tuổi là lúc xung quanh đang diễn ra những biến động lớn. Đứa trẻ sơ
sinh của nhà bà Cả Ngật phổng phao dần lên chính vào khoảng thời gian
một trăm ngày đặc biệt của lịch sử. Đây là khoảng thời gian cha Phăng và
những người như bà chuẩn bị rời khỏi An Lạc để theo Chúa vào phương
Nam. Đây cũng là khoảng thời gian để cho những người như bố tôi, những
đội viên thị vệ năm xưa chuẩn bị vượt sông Sầu Diện tiến vào giải phóng
thị trấn An Lạc. Tôi hưởng mọi niềm yêu thương của bà, của mẹ, của cha
Phăng, của bõ Câm, của bà Quản hội Con hoa, của cả cộng đồng giáo dân
quanh khu Nhà Thờ từ không tuổi đến một tuổi mà không hề ý thức được
điều ấy. Bước sang tuổi thứ hai của cuộc đời, mọi niềm yêu thương ngày
một rời bỏ tôi mà đi, dĩ nhiên tôi cũng không ý thức được điều ấy để mà níu
kéo hay buồn tiếc. Đám dân khu Nhà Thờ lần lượt xuống tàu, bỏ lại sau
lưng thị trấn An Lạc với ngôi thánh đường uy linh một thủa. Họ không
muốn sống chung với những đội viên thị vệ đang tập kết ở bên kia bến đò
Lãng Tiên, chỉ còn chờ vài ngày nữa thôi là sẽ vượt sông tiến vào thị trấn.
Tôi chỉ còn được hưởng niềm yêu thương của bà và cha Phăng một cách
gấp gáp, vội vàng. Cha Phăng dạo này bận việc suốt, chẳng mấy khi chịu
gặp tôi. Bà thì tối ngày lo chuẩn bị cho sự ra đi. Hết bán hàng lại tìm cách
thu gom tiền bạc, mua vàng dự trữ, bán những đồ đạc không mang theo
được, nhắc nhở mẹ tôi thúc nợ chỗ này, đòi bạc chỗ kia, cả nhà cứ quay
như chong chóng. Nhưng dù bận thế nào đi nữa thì bà vẫn không bỏ thói
quen đọc kinh. Bà yêu quý tôi, ngoài việc cho tôi ăn mặc, bà còn nhồi cả
những thứ bà tụng hàng ngày vào đôi tai trẻ thơ của tôi nữa. Tôi nằm trong
chiếc nôi đan bằng mây được chuốt kỹ ánh lên màu nâu bóng. Chiếc nôi
được gắn với một giá đỡ bằng gỗ, có thể di chuyển được. Bà thường đặt cái
nôi nằm bên cạnh bà trong những lúc bà đọc kinh, dù ở nhà hay ra nhà thờ.
Tôi ít khóc, mắt lúc nào cũng mở to, nhìn hút vào miệng bà. Như thế có vẻ
như tạo hứng khởi cho bà nhiều hơn. Bà vừa đọc vừa làm dấu thánh và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.