BÊN KIA ĐƯỜNG CÓ ĐỨA DỞ HƠI - Trang 4

Tôi không thích cái nhìn ám chỉ đó của con bé. Và mặc dù
bố vẫn thường tra tấn tôi bằng điệu nhìn ấy cả tuần, nhưng
tôi vẫn có thể nhận ra - bố cũng chẳng thích gì con bé lắm
chuyện ấy. "Này! Đừng có làm thế", bố cảnh báo nó. "Trong
thùng đó có mấy thứ đồ quý giá lắm đấy".

"Thế ạ? Vâng, thế thùng này thì sao ạ?". Con bé lăng xăng
sang cái thùng có dán nhãn LENOX và lại nhìn về phía tôi.
"Cậu với tớ đẩy cái thùng này đi!"

"Thôi, thôi, thôi!", bố nói rồi kéo tay con bé ra. "Sao cháu
không về nhà đi? Giờ này có khi mẹ cháu đang lo vì không
biết con mình đang ở đâu đấy".

Thời khắc ấy chính là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng con bé
này không thể hiểu được ý của người khác. Dù người ta đã ý
tứ ra dấu hiệu kiểu gì đi chăng nữa. Nó có biết đường chạy
ngay về nhà giống như những đứa trẻ con khác khi biết là
mình đang bị đuổi khéo không? Không. Nó nói tỉnh bơ: "À,
mẹ cháu biết cháu ở đâu mà. Mẹ cháu bảo không sao hết".
Rồi nó chỉ sang bên kia đường và nói: "Nhà cháu ở ngay
đằng kia thôi".

Bố nhìn theo hướng con bé đang chỉ và lẩm bẩm than: "Ôi
trời ôi...". Rồi bố quay lại nhìn tôi và nháy mắt: "Bryce, hình
như giờ con phải vào nhà giúp mẹ hay sao ấy nhỉ?"

Tôi biết ngay đây là một màn kịch để đuổi khéo con bé.
Nhưng trước đó tôi không nghĩ tới cách này, vì đã bao giờ
tôi với bố diễn kịch bản này đâu. Đúng thế còn gì, ai lại cả
hai bố con cùng đồng tâm hợp lức diễn kịch đuổi khéo
khách?! Có khác nào phản lại quy tắc mà cha mẹ vẫn dạy
con cái rằng, không nên đuổi khéo ai đó đi dù cho họ có
phiền nhiễu hay bẩn thỉu thế nào đi chăng nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.