BÊN KIA GIẤC MƠ MÀU HẠT DẺ - Trang 172

Đầu thiên niên kỷ thứ 3 sau công nguyên, tổng đốc các thành lớn của đất

Lĩnh Nam như Hà Nội (Đại La), Sài Gòn v.v... đều là những trí thức lớn,
hạng bét cũng phải có bằng tiến sĩ tại chức. Trong số đó có hai vị từng tu
nghiệp tại đại học Harvard, lại bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên
ngành thú y tại trung tâm văn hoá tỉnh Thái Bình, bởi vậy họ rất thông hiểu
và coi trọng lịch sử. Trong một lần vào thư viện ngâm cứu thư tịch cổ, tình
cờ vớ phải cuốn “Đại cương lắp máy công nghiệp” viết trên mai rùa, nhị vị
tổng đốc đã vỡ ra sự kiện yểm bùa sông ngòi Lĩnh Nam của Cao Biền. Lập
tức, họ cho nạo vét lòng sông, kè đá hai bên bờ sông, giải toả nhà ổ chuột
và lắp đèn cao áp. Vào ngày Kỷ Ngọ, tháng Tân Dần, năm Ất Dậu (tức là
năm dân chủ cộng hòa Việt Nam quốc thứ 61) gần như cùng một lúc, các
đội công nhân nạo vét lòng sông nhặt được một hũ sành, nắp có dán đạo
bùa màu đỏ, thân có có ghi ngày tháng yểm, kí tên Cao Biền bằng chữ
Latinh, mở ra bên trong là một hỗn hợp màu vàng tía có mùi rất kinh
khủng. Sau, Viện Công nghệ Môi trường phân tích ra, hỗn hợp đó gồm
những thành phần: phân người cổ đại, nọc cóc, phấn hoa cứt lợn và mắm
tôm. Từ đó, các con sông chảy trong những khu thị tứ trên đất Lĩnh Nam
dần trong xanh trở lại, lòng sông cũng rộng dần ra, dân tình có thể đi dạo
trên sông bằng thuyền thúng, tương tự như người Paris đi dạo trên sông
Seine bằng canô vậy.

Khi các con sông trở nên trong xanh, thì một hiện tượng gây chấn động

trong giới sĩ tử nổ ra như một điềm báo nhân tài nước Nam sẽ xuất hiện trở
lại. Vào ngày Tân Dần tháng Kỷ Ngọ năm dân chủ cộng hòa Việt Nam quốc
thứ 61, tại trường thi Việt Đức phủ Hoàn Kiếm thành Hà Nội, một sĩ tử quê
ở Đống Đa họ Nguyễn tên Phi Thoanh đã hoàn thành một luận văn xuất sắc
trong vòng hai giờ ba khắc, nội dung luận văn vạch rõ những hạn chế của
nền giáo dục đương đại. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra nguyên nhân chính
của sự xuống cấp trong việc dạy và học là xuất phát từ những con sông
chảy trong nội thị bị ô nhiễm nặng nề. Điều đáng nói là bài luận văn trên đã
phạm qui, bởi đề thi là “Em hãy làm một bài thơ lục bát ca ngợi tinh thần
duy lí của nông dân đồng bằng sông Cửu Long”. Sự kiện này được các nhà
nghiên cứu lịch sử ví với việc Trạng Quỳnh khi xưa - việc Trạng viết luận
văn bất hủ: “Văn chương phú lục đã xong rồi / Thừa giấy làm chi chẳng vẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.