Ba ngày sau, Biền chuẩn bị cho lễ tế sông rất cẩn thận. Biền tự tay cạo
sạch lông lá trên người Ba Sất, nhưng riêng chỗ nhậy cảm Biền không sao
xuống tay được. Cứ đưa dao cạo lại gần là nước mắt nước mũi Biền giàn
giụa. Biền nghiến răng nghĩ thầm: “Thật ép người quá lắm. Thù này ta thề
ghi nhớ”. Cuối cùng, Biền cứ để nguyên như vậy. Lúc tiễn Ba Sất lên đàn,
Biền nắm chặt tay không muốn rời, bốn mắt nhìn nhau như gửi gắm điều gì,
nước mắt lã chã như mưa xuân, cảnh tượng xúc động không giấy bút nào
ghi ra được.
Mọi thủ tục đọc đít cua, hoá vàng, đốt đàn cầu đảo lần lượt tiến hành...
Dưới sông một con xe mầu nòng súng có hình dáng cá mập từ từ nổi lên,
nuốt nàng Ba Sất vào trong rồi từ từ lặn xuống.
Từ đó, dân gian gọi khúc sông này là sông Tô Lịch. Nơi lập đàn thiêu
nàng Ba Sất, sau này là khu đất giải tỏa làm đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Chỗ lông trên người Ba Sất rơi xuống, sau có đám mối đùn lên thành một
gò nhỏ, tục gọi là gò Mao Nữ. Gò Mao Nữ ngày nay nằm về phía tây nam
thành Hà Nội.
Đêm hôm đó, lại vào khoảng canh tư, thần Tô Lịch hiện ra cười nhăn
nhở bảo Biền: “Ranh con láu cá ra phết, bảo cạo hết vẫn chừa lại một đám
bê bết. Lẽ ra ta phải có một đòn nho nhỏ cảnh cáo. Song nghĩ lại thấy cũng
chả nên bắt ne ngươi quá làm gì, trước sau ngươi sẽ bị quả báo vì cả gan dối
thần lừa lãnh đạo. Ngươi sẽ chết không toàn lông”. Nói xong, xoay người
như diễn tuồng rồi biến mất.
Từ đó, Biền nuôi chí báo thù. Nhân một lần dạo chợ sách cũ, Biền nhặt
được mấy quyển “Kinh Thông Dịch”, “Phê phán lý lịch thuần khiết”,
“Zarabinlatra đã nói như thế” của các cao nhân đắc đạo Emanuel Vênh,
Nguyễn Phục Hy, Frederick Mạn Hòe... Biền mừng như bắt được vàng, lập
tức mang về ngày đêm ngâm cứu không dám trễ nải. Vào cuối mùa đông
năm Hàm Thông thứ 9, khi đã thấy đủ nội công, Biền bắt tay vào luyện âm
binh và lén lút tiến hành yểm sông Tô Lịch.
Nói về bùa chú của Biền. Đầu tiên là công thức bùa yểm sông, cứ ba
lạng phân người, hai giọt nọc cóc, hai lạng mắm tôm, ba đồng cân phấn hoa
cứt lợn, Biền chế thành một đạo bùa, sai bộ hạ thân tín lén lút chôn xuống
thượng nguồn sông Tô Lịch. Thâm độc hơn, Biền còn sai bộ hạ yểm luôn