Nguyễn Đức Sơn
H
ai tay uể oải vịn hàng rào, bà cụ Tường nhìn lên giàn bầu của bà
Bảy. Bà khoái lắm. Thấy tôi đứng lơ ngơ gần đó, bà nói :
"Cũng được hơn hai trăm bạc đó cậu ạ!"
"Thưa cụ cái gì hai trăm ạ?" Tôi vờ vĩnh hỏi lại.
"Thì cái lứa bàu của bà Bảy đó mà.”
"Thưa cụ, sao cụ không thả mấy dây để ăn có đỡ không? Tôi thật tình
hỏi vậy.”
"Ối giời! Giồng mẹ cái gì cho mệt cậu!"
Bây giờ tôi mới sực nhớ là xung quanh ngôi nhà gỗ ván một nửa lợp
ngói âm dương và một nửa lợp tranh của cụ Tường không có lấy một cái
cây cỏ gì để ăn được. Đó là một điều trái hẳn với cái tính đáng khen của
người miền Bắc, nhất là những người di cư, và nhất hơn nữa là đối với
những người không được dư dả gì nhiều như cụ.
Nhà cụ có đất có sân. Đó là lý do vì sao tôi chịu thuê tạm một gian trong
căn nhà gỗ của cụ (mà nền đất của nó trước kia vốn là nền của một cái
chuồng ngựa) để sống những ngày tháng thất thế.
Cụ đi ra đi vô. Khi thấy tôi cầm một trái bầu non, mắt cụ sáng lên:
"Ối dào! Mình cậu ăn một trái à, sao hết hở cậu?"
"Dạ thưa bầu non cháu mua về, cháu mua về bằm thịt nạc dồi vào cả trái
để ăn cả ngày.”
Tôi run run nên ấp úng rào trước như vậy. Và tôi đã nhấn mạnh mấy
tiếng "bầm thịt nạc dồi vào cả trái" và "để ăn cả ngày" để cụ khỏi đòi chia
một cách hết sức thiệt thòi cho tôi bằng cách vờ quên không bao giờ chịu
trả tiền. Thế nhưng cụ cứ gián tiếp đòi chia và tôi đành chịu thua. Không
phải tôi chịu thua thật sự đâu. Bởi tôi cũng đã tính toán trước. Đã "khôn đáo
để" hay "khôn bỏ mẹ" như khi cụ nói lén về tôi cho từng người ở trong cái
xóm này, cái xóm mà thật sự tôi đang tìm cách bỏ đi và rất ngại nói chuyện
với nhiều ản mặt gặp gỡ hàng ngày. Như khi nói với ông Năm Khùng gánh
nước thuê (người mà cụ biết có cảm tình với tôi) hay khi nói với bà Bảy
(người mà cụ biết rất quý mến tôi) cụ Tường luôn luôn dùng cái phẩm từ tử