“Mà vừa hay là cô ấy đang muốn có một bữa ăn trưa với ông đấy.
Chúng tôi sẽ thu xếp, nhưng không nên để cho Swann biết. Ông biết đấy,
ông ta tỏ ra hơi lạnh nhạt. Dĩ nhiên, điều đó sẽ không ngăn ông đến dùng
bữa tối, chúng tôi hy vọng luôn luôn được tiếp ông. Với mùa đẹp đang đến,
chúng ta sẽ thường xuyên ăn tối ở ngoài trời. Ông không phiền nếu ta ăn tối
ở Rừng Boulogne chứ? Tốt, tốt, thế thì rất đẹp. Này cậu, có định làm công
việc nghề nghiệp của mình không đấy?” bà ới gã nghệ sĩ piano để tỏ vẻ
trước một vị khách mời tầm cỡ như Forchevill, vừa ra cái điều ra đây cũng
dí dỏm, vừa chứng tỏ uy quyền chuyên chế của mình đối với đám con công
đệ tử.
«Ông Forcheville đang nói xấu mình với em đấy,” bà Cottard nói với
ông chồng khi ông này trở lại phòng khách.
Còn ông, vốn từ đầu bữa đến giờ vẫn bận theo đuổi ý nghĩa về dòng
quý tộc của Forcheville, thì nói với ông này:
“Hiện giờ, tôi đang điều trị cho một nữ Nam tước, bà Putbus; dòng họ
Putbus xưa kia có tham gia Thập Tự Chinh, phải không nhỉ? Họ có một con
hổ ở Poméranie, rộng gấp mười quảng trường La Concorde. Tôi điều trị
chứng viêm khớp khô cho bà ấy, đó là một phụ nữ rất duyên dáng. Mà hình
như bà ấy cũng biết bà Verdurin thì phải.”
Điều đó giúp cho Forcheville, một lát sau trở lại nói chuyện riêng với
bà Cottard, có thể hoàn tất nhận định ưu ái của mình đới với chồng bà:
“Và ông nhà hay thiệt đó, có thể thấy ông là người quảng giao. Chà,
các ông thầy thuốc biết lắm chuyện thật!”
“Tôi sẽ chơi câu nhạc trong bản sonate tặng ông Swann,” tay nghệ sĩ
dương cầm nói.
“Ôi chao! Không phải cái bài “Sonat – Rắn – Đeo – Kính
ấy chứ?”
ông De Forcheville hỏi để gây hiệu quả.
Nhưng bác sĩ Cottard, vốn chưa bao giờ được nghe cái biệt danh này,
nên không hiểu và tưởng ông De Forcheville nói sai. Ông bèn xông tới đính
chính: