đầu tiên, rồi cái thứ hai, cái thứ ba, bám chắc vào cái khoảng thời gian năm
giờ chiều đó, rồi vào một khoảng khác, rồi một khoảng khác nữa. Nhưng
Swann không biết bịa tạo ra những đớn đau cho mình. Chúng chỉ là sự hồi
nhớ, sự kéo dài triền miên một nỗi đau đến từ bên ngoài.
Nhưng mọi thứ từ bên ngoài đều mang lại đau đớn cho ông. Ông muốn
tách xa Odette khỏi Forcheville, đưa nàng đi miền Nam mấy hôm. Nhưng
ông nghĩ tất cả bọn đàn ông trong khách sạn đều khao khát nàng và bản thân
nàng cũng khao khát họ. Cho nên người ta thấy Swann, con người ngày xưa
đi đâu cũng tìm những người mới, những bè hội đồng để giao du, nay trở
nên ưa lủi thủi một mình, trốn tránh giao tiếp với cánh đàn ông như thể họ
đã xúc phạm ông tàn bạo vậy. Mà làm sao ông có thể không ghét người đời
khi mà ở mọi gã đàn ông, ông đều nhìn thấy một tình nhân khả thể của
Odette. Và như thế, hơn cả cái sở thích nhục dục tươi vui ông cảm thấy đối
với Odette lúc ban đầu, lòng ghen làm thay đổi tính cách của Swann và biến
thái hoàn toàn trước mắt những người khác chính cái vẻ của những dấu hiệu
về ngoài qua đó tính cách ấy bộc lộ ra.
Một tháng sau cái hôm ông đọc bức thư của Odette gửi Forcheville,
Swann đến một bữa ăn tối ở Rừng Boulogne do vợ chồng Verdurin chủ trì.
Vào lúc mọi người sắp sửa ra về, ông nhận thấy bà Verdurin thì thà thì thầm
với một số người trong đám khách mời, và nghĩ là họ nhắc chàng nghệ sĩ
dương cầm đến cuộc liên hoan hôm sau ở Chatou
; mà ông, Swann đây, thì
không được mời đến.
Vợ chồng Verdurin chỉ nói nhỏ và với lời lẽ mơ hồ, nhưng tay họa sĩ,
có lẽ đãng trí, lại kêu to lên:
“Phải tắt hết ánh sáng và để cậu ta chơi brn sonate Ánh trăng
trong
bóng tối đặng chúng ta thấy cảnh vật sáng lên.”
Bà Verdurin thấy Swann đứng cách đó có hai bước, bèn mang cái sắc
diện trong đó ý muốn làm cho kẻ đang nói im đi và ý muốn giữ một nét hồn
nhiên trước mắt kẻ đang nghe, trung hòa lẫn nhau thành một cái nhìn với sức
vô hiệu hóa mãnh liệt trong đó tín hiệu ngầm của kẻ đồng lõa giấu mình bất