diện có cảm giác lạnh lẽo và rờn rợn. Căn phòng này cũng trầm lặng giống
như chủ nhân của nó. Thứ có sinh khí duy nhất là chậu hoa nhài trên thành
cửa sổ. Lúc này, nó đã nở không ít nụ hoa trắng muốt, theo làn gió nhè nhẹ,
tỏa hương thơm thấm vào lòng người.
Thầy giáo chỉ tay vào chiếc ghế đối diện. Liễu Địch liền đi đến ngồi
xuống. Cô lấy quyển vở đầu tiên trong đống vở bài tập ở trên bàn một cách
thành thạo. Sau đó cô hắng giọng, bắt đầu đọc to:
" , lưng của người lại còng rồi..."
"Dừng." Thầy giáo quả quyết ngắt lời Liễu Địch: "Đổi chữ "lại" thành
chữ "càng". Liễu Địch cầm bút sửa lại, cô đã có thói quen phục tùng thầy
giáo từ lâu. Thầy giáo có sự nhạy cảm đến mức cực đoan đối với chữ nghĩa.
Điều này khiến Liễu Địch hết sức tâm phục khẩu phục.
Sửa xong, Liễu Địch lại đọc tiếp...
Sau khi đọc xong bài văn, thầy giáo trầm tư một lát rồi lên tiếng: "Em
hãy viết nhận xét: Nếu câu từ không chuẩn xác, không trang nhã, chẳng
khác nào quần chưa kéo khóa đã lên sân khấu biểu diễn."
Liễu Địch đỏ mặt, nhưng cô vẫn viết câu đó. Cô biết rõ phong cách phê
bình của người thầy giáo trước mặt, chỉ một hai câu ngắn gọn, nhưng như
một con dao sắc nhọn, cắm sâu vào chỗ hiểm một cách quả quyết và chuẩn
xác, khiến bạn rất đau đớn, đồng thời có tác dụng giúp bạn tìm kiếm điều gì
đó trong nỗi đau.
Liễu Địch vẫn còn nhớ cảnh tượng lần đầu tiên thầy giáo nhận xét bài
văn của cả lớp. Lúc phát vở bài tập, gần như toàn bộ học sinh trong lớp bị
đả kích nặng nề bởi những lời nhận xét chỉ có khuyết điểm, không có ưu
điểm của thầy. Có người òa khóc ngay tại chỗ, có người chửi ầm lên. Thầy
giáo chỉ yên lặng đứng trên bục giảng, coi như tai điếc. Kể từ giây phút đó,
mỗi lần làm văn, các bạn học đều hết sức cẩn thận, dè dặt trong việc chọn