Đến từ Bắc Đại? Trong lòng Liễu Địch hồi hộp vô cùng. Thầy Chương
dường như cũng kinh ngạc, thầy ngồi thẳng người, chiếc ghế dưới thân thầy
phát tiếng cót két khe khẽ.
"Tôi vì việc tuyển chọn của cháu nên mới đến đây." Thầy Tô đi thẳng
vào vấn đề: "Chuyện là thế này. Sau khi công bố điểm thi, chúng tôi có xem
lại bài thi môn ngữ văn của cháu. Bởi vì trong mấy năm gần đây, chúng tôi
chưa từng gặp điểm số cao như vậy. Có thể nói, bài thi ngữ văn của cháu
tương đối hoàn hảo, đặc biệt là bài làm văn. Ba thầy chấm thi đều cho cháu
điểm tối đa. Tuy nhiên, trong lúc cho điểm, họ đồng thời viết thêm nhận xét
của mình..." Thầy Tô rút trong túi ra một bài thi: "Cháu có thể đọc những
lời nhận xét này."
Liễu Địch vội vàng nhận bài thi. Ba thầy chấm thi đúng là đều có lời
nhận xét. Một thầy viết: "Bài văn ly kỳ đến mức khiến tôi không thể không
cho điểm cao". Một thầy viết: "Tôi chưa bao giờ gặp một câu chuyện xa rời
thực tế nhưng chân thực như vậy". Người thứ ba thẳng thắn nhận xét: "Tôi
không tin câu chuyện này tồn tại trong cuộc sống".
"Ba lời nhận xét rất rõ ràng." Thầy Tô nhận lại bài thi bỏ vào túi: "Cả ba
thầy chấm thi đều nghi ngờ tính chân thực trong bài văn của cháu, nhưng họ
đều cảm động. Nói một cách khác, họ bị thuyết phục bởi tình cảm của
người viết văn, vì vậy họ không hẹn cùng cho điểm số cao nhất. Khi chúng
tôi đọc bài văn của cháu, nói thật, chúng tôi cũng không tin câu chuyện kể
trong bài văn. Đặc biệt, thầy ngữ văn của các cháu lại là người khiếm thị."
Ngừng một hai giây, thầy Tô nói tiếp: "Nhưng chúng tôi cũng như ba
thầy chấm điểm thi, bị thứ tình cảm đẹp đẽ, chân thành, sâu sắc và thuần
khiết trong bài văn chinh phục. Tiếp theo là vấn đề tuyển chọn cháu, khoa
xuất hiện hai luồng ý kiến trái ngược. Có ý kiến cho rằng, nếu bài văn này
là hư cấu, thì không phù hợp với yêu cầu của đề thi, bài văn không thể cho
điểm số cao như vậy, tác giả của bài văn không có tư cách vào Bắc Đại. Ý
kiến khác cho rằng, tình cảm thể hiện trong bài văn là rất chân thực và cảm