Tất nhiên, tình hình của năm 1985 đã khởi đầu một cách nặng nề, song
điều đó không là gì khi so với những vấn đề thường xuyên đưa đến tình
trạng sai lầm, không hoàn thành các nhiệm vụ xuất hiện vào cuối năm
1991. Về những điều này M. X. Gorbachov đã có lần bày tỏ một cách lấp
lửng với các phóng viên truyền hình vào hồi tháng 3 năm 1991: “Tình hình
càng phức tạp thì tôi lại càng thích làm việc hơn”. Thật tuyệt vời!
Tài liệu N°3. “Những trung ương thần kinh” của Liên Xô.
1985-1991
Thật sự thiếu công bằng khi nói rằng toàn bộ “cải tổ” là sự ngẫu hứng
không có cơ sở của phía “Xô Viết” và được tiến hành đúng theo thời khoá
biểu của phía Mỹ. Những ý định hoạch định kế hoạch của phí “Xô Viết” là
rất rõ ràng và được thể hiện trong những cuộc hội thảo, hội nghị, xemina
khoa học khác nhau. Công việc phân tích đã được tiến hành từ rất lâu trước
khi có cải tổ. “Tập hợp các vấn đề lý luận về cải tổ đã dần dần được hình
thành. Ngay trước Hội nghị toàn thể tháng 4, một nhóm các nhà hoạt động
đảng và nhà nước đã tiến hành phân tích toàn bộ tình hình của nền kinh tế.
Phân tích này sau đó trở thành cơ sở cho các tài liệu của cải tổ. Chúng ta đã
áp dụng các khuyến nghị của các nhà khoa học, chuyên gia có tiềm năng,
tất cả những gì là tốt nhất mà tư duy xã hội có được và chúng ta đã chuẩn bị
những tư tưởng cơ bản cho đường lối mà sau này bắt đầu thực hiện”.
“…Ngay hơn hai năm trước khi diễn ra Hội nghị toàn thể BCHTW ĐCS
Liên Xô… Iu. Andropov đã đi đến kết luận về sự cần thiết triển khai
chương trình cải tổ việc điều hành ngành công nghiệp, còn sau đó là nền
kinh tế quốc dân Khi đó quan tâm tới vấn đề này có M. X. Gorbachov, N.
Ryzkov, V. Dongikh (Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô phụ trách vấn đề xây
dựng) cùng một loạt các đại diện của giới khoa học, sản xuất. (…) Sự phân
tích do Andropov nêu ra rất có tính thuyết phục”.
“… Công việc phân tích nghiêm túc nhất đã được khởi xướng theo sáng
kiến và dưới sự chỉ đạo của Gorbachov, trước hết là liên quan tới sự phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Về thực chất, đây là giai đoạn thai