“Cùng với các cộng sự của Hội đồng An ninh quốc gia là Vinesent
Kannistraro, Donald Farte và… biên soạn ra tài liệu làm thay đổi về mặt
nguyên tắc những mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh này (ở
Afghanistan). Chỉ lệnh “NSDD-166” được Tổng thống Reagan ký vào
tháng 3 năm 1985 lần đầu tiên đã định ra những mục tiêu chính cho cuộc
chiến tranh ở Afghanistan trong bối cảnh chiến lược chung”. (…)
Chỉ lệnh mới chứa đựng một số thời điểm then chốt.
Một là, cần phân bổ và cung cấp vũ khí có chất lượng tốt hơn cho Lực
lượng Mudzahad. Tăng cường những loại vũ khí mới về công nghệ.
Hai là, tình báo Mỹ đã nhận được nhiệm vụ thu thập nhiều hơn thông tin
về các dự định quân sự của Liên Xô. Đặc biệt chú ý vào các mệnh lệnh
quân sự, chiến thuật và cơ cấu quân đội của Liên Xô. Các kế hoạch quân
sự và chính trị của ban lãnh đạo cao cấp Xô Viết phải được phân tích và
kiểm tra.
Ba là, đề cao mục tiêu chính trị của cuộc chiến tranh trên trường quốc tế.
Với sự hỗ trợ của những tổ chức như Liên Hợp Quốc, Mỹ sẽ tăng cường
sức ép tối đa để bóp nghẹt Xô Viết. Cũng để cho họ hiểu rằng việc cải thiện
quan hệ với Mỹ có liên quan trực tiếp với việc Liên Xô chiếm đóng
Afghanistan.
Nhưng mục tiêu thực chất của “NSDD-166” là giành chiến thắng, đánh
bại hoàn toàn Lực lượng Vũ trang Liên Xô tại Afghanistan (Xem Phụ lục).
Trước khi nói đến các phương thức được bộ phận chính trị đối ngoại của
nghị viện Mỹ sử dụng trong quan hệ đối với Liên Xô vào nửa sau những
năm 1980, cần chú ý tới việc chính những quan điểm của chúng ta trong
lĩnh vực tư duy và giáo dục thực sự có những khác biệt. Ở Liên Xô, trong
quá khứ cũng như hiện nay, trường phái chính trị học thiên về hướng phát
hiện sự kiện, mối quan hệ nhân – quả, mặt tích cực và tiêu cực và tính chất
kết cấu của chúng. Điều này liên quan đến toàn bộ lĩnh vực giáo dục nhân
văn. Ở Anh và Mỹ có phong cách tư duy khác. Họ mạnh hơn trong phân
tích và đặc biệt toàn diện. Họ mạnh hơn trong tổng hợp. Thêm vào đó, nếu