gián, trong khi thảo luận dự thảo Nghị quyết “về việc điều hành hoạt động
tình báo của ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô” (tháng 12 năm 1952) của
BCHTW ĐCS Liên Xô, I. V. Xtalin luôn chỉ đích danh Mỹ là kẻ thù chủ
yếu. Vào khoảng 2 tháng trước khi ông qua đời, ông chỉ đạo: “Trong tình
báo, không bao giờ tấn công trực diện, Tình báo phải hoạt động vu hồi. Nếu
không sẽ thất bại, mà thất bại nặng nề. Tấn công trực diện – đó là sách lược
thiển cận.
Phải tuyển lựa người nước ngoài sao cho không làm tổn thương lòng yêu
nước của họ. Không được tuyển người nước ngoài chống lại Tổ quốc của
họ. Nếu điệp viên được tuyển chọn không có lòng yêu nước – đó là điệp
viên không đáng tin cậy.
Đặt ra một khuôn mẫu cho tình báo. Luôn thay đổi sách lược, phương
thức. Luôn thích ứng với tình hình thế giới. Tận dụng tình hình thế giới.
Tiến hành tấn công cơ động, sáng suốt. Tận dụng tất cả những gì thượng đế
trao cho chúng ta.
Điều chủ yếu nhất là trong tình báo phải học được cách nhận ra sai lầm
của mình. Người ban đầu nhận ra các sai lầm và thất bại của mình thì sau
đó sẽ sửa chữa được.
Nắm lấy chỗ yếu, chỗ kém được bảo vệ.
Cần chấn chỉnh ngành tình báo trước hết từ việc loại trừ được mọi cuộc
tấn công.
Mỹ – kẻ thù chủ yếu của chúng ta. Nhưng cần tập trung chú ý không chỉ
riêng vào Mỹ. Trước hết, nên thiết lập các văn phòng công khai ở các quốc
gia liền kề. Căn cứ đầu tiên, nơi cần có người của mình – Tây Đức.
Không thể ngây thơ về chính trị, nhưng đặc biệt là không thể ngây thơ
trong tình báo.
Không được trao cho điệp viên những đặc vụ mà anh ta chưa được đào
tạo, hoặc trái ngược với đạo đức của người ấy. Trong tình báo có những
điệp viên có trình độ văn hóa rất cao – các giáo sư (trong thời kỳ bí mật, ta